Loading Loading

9 ĐIỀU BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ NÊN NÓI KHI KỶ LUẬT TRẺ

9 ĐIỀU BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ NÊN NÓI KHI KỶ LUẬT TRẺ

Có lẽ với trẻ em, bố mẹ chính là những người ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của chúng. Vì vậy, những điều bạn nói ra sẽ tác động lâu dài đến cách con cảm nhận về bạn và cách mà con cảm nhận về bản thân mình. 

Nếu muốn con là người tích cực, nói năng lịch sự thì bạn hãy rèn luyện điều này ngay từ chính bản thân mình trong bất cứ tình huống nào, ngay cả khi áp dụng phương pháp kỷ luật với trẻ. Dưới đây là 9 điều bạn không nên nói với con khi kỷ luật con. Mời bố mẹ của Mầm Nhỏ tham khảo nhé!

1. “Con cư xử không khác gì bố/mẹ con cả!” (Hoặc bất lịch sự hơn là “Mày cư xử không khác gì bố/mẹ mày cả!”) 

Việc nói với trẻ về hành vi sai trái của con giống với người khác - cho dù đó là bố mẹ sẽ không có hiệu quả trong việc răn đe. Đây chính xác là một câu nói trút giận và đổ lỗi khi bố mẹ cảm thấy bất lực. Ngay cả những câu nói tích cực nhưng hàm ý so sánh như: Tại sao con lại không chịu ngồi vào bàn học chăm chỉ như chị gái con? cũng gây khó chịu cho trẻ. Thay vì so sánh, hãy để trẻ biết hành vi không đúng của mình để lại hậu quả gì và vì sao lại không nên. 

2. “Con chẳng được tích sự gì cả, toàn gây rắc rối thôi!”

Mặc định một đứa trẻ chuyên gây rắc rối và chỉ trích con về điều đó sẽ khiến con cảm thấy mình thật tệ. Trên thực tế, ngay cả khi bạn nhận định tích cực về con mình nhưng hơi quá đà như: “Con là thần đồng toán học”, “Con là nhà vô địch thể thao”, cũng tác động tiêu cực, khiến trẻ ảo tưởng về bản thân mình. 

3. “Có nín ngay đi không! Còn khóc nữa thì liệu đấy!”

Khi con sai trái, điều bạn cần làm là kỷ luật hành vi chứ không phải kỷ luật cảm xúc của con. Trẻ em cần biết rằng, dù chúng có bị bố mẹ kỷ luật thì cảm xúc của chúng vẫn ổn. Nếu con bạn khóc vì cảm thấy rất buồn, hãy hướng dẫn con có thể làm khác đi, như nói ra, nghe nhạc, tô vẽ, chơi trò chơi vận động, hoặc hãy làm điều gì đó mà con cảm thấy thoải mái nhưng không làm tổn thương người khác. 

Tuy nhiên, nếu trẻ la hét và cư xử hung hăng, hãy đưa ra cho con hậu quả gì và sử dụng các cách giải tỏa lành mạnh để đối phó với cảm xúc tiêu cực trong tương lai. 

4. “Con đã nhận ra bài học nhớ đời cho mình chưa?”

Kỷ luật chính là cách giúp con học hỏi từ những sai lầm để hạn chế hành vi sai trái. Điều này không đồng nghĩa với việc khiến con cảm thấy xấu hổ vì những gì con đã làm. Hỏi con về việc nhận ra bài học cho mình không, chính là ngụ ý đưa ra hậu quả để trừng phạt trẻ. Một câu hỏi hay hơn có thể là: “Con nghĩ lần sau mình có thể làm gì khác không?”, để đảm bảo con có thể tự đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai để hạn chế sai lầm. 

5. “Bố sắp về rồi, bố sẽ xử lý con”

Việc dựa vào một người nào đó để “dọa” con đang chứng tỏ rằng bạn đang không có khả năng kỷ luật con. Điều này chỉ thiết lập một gia đình không lành mạnh, nơi mà bạn tự đặt ra mình không thể giáo dục được con mà phải dựa hoàn toàn vào một người khác. Thực tế, thời điểm thích hợp nhất để định hướng lại hành vi của trẻ là ngay khi trẻ xảy ra hành vi không phù hợp, chứ không phải chờ đợi một ai xử lý. 

6. “Được đấy, sao con không làm điều này ngay từ đầu!”

Đừng bao giờ cố gắng khen ngợi trẻ nhưng chẳng khác gì mỉa mai như câu nói trên. Nó thực sự xúc phạm đến trẻ và không có hiệu quả. Khi con đã biết cư xử hãy khen ngợi thật lòng về sự thay đổi ấy. Lời khen chân thành và đầy sự công nhận sẽ là động lực cho trẻ để hạn chế hành vi không đúng mực. 

7. “Con đang làm bố/mẹ phát điên lên đấy!”

Một điều công bằng rằng, bạn không nên bắt trẻ phải chịu trách nhiệm cho những cảm xúc của bạn. Thực tế, bạn được phép lựa chọn hành vi và cảm xúc cho mình. 

Cách tốt hơn để kiểm soát sự tức giận của mình là bố mẹ hãy nói những điều gì đó tích cực hơn như: "Bố/mẹ không hài lòng với những cư xử của con hôm nay."

8."Con dám cãi lại bố/mẹ sao?"

Đối với nhiều người trẻ tranh cãi lại với người lớn là "HƯ". Nhưng đôi khi trẻ cần được nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình. Đây cũng là cách để bạn hiểu con đang nghĩ gì và cảm thấy như thế nào. 

Nhưng nếu con sử dụng lời nói không đúng mực, hãy nhở nhắc con về điều đó, và đưa ra lời cảnh báo nếu con còn tiếp tục.

9. “Bố/mẹ không muốn nói thêm với con bất cứ điều gì nữa!”

La mắng, chỉ trích rất nhiều với trẻ nhưng lại khẳng định không muốn nói thêm điều gì nữa là thói quen không tốt của nhiều bố mẹ. Với câu nói này, điều dễ hiểu nhận rất bố mẹ đã bất lực và không biết phải nói gì để con biết mình sai. Tuy nhiên, điều đó khiến trẻ hiểu rằng mình chẳng cần phải lắng nghe thêm điều gì từ bố mẹ cả. 

Trong trường hợp con không nghe bạn nói, hãy nhắc lại câu nói của bạn một cách ngắn gọn, dễ hiểu và nghiêm túc. Nếu con vẫn tiếp tục không nghe, hãy đưa ra lời cảnh báo và giải thích rõ ràng nếu con không nghe thì sẽ phải chịu hậu quả gì. 

Chúc bạn sẽ là những ông bố, bà mẹ nghiêm khắc, cứng rắn nhưng luôn chân thành và ngập tràn tình yêu thương với những đứa trẻ của mình nhé.

Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn: 
https://www.verywellfamily.com/dont-say-this-when-disciplining-your-child-1094808

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646