Loading Loading

NHỮNG THÓI QUEN VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN BẠN CẦN DẠY CHO TRẺ

NHỮNG THÓI QUEN VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN BẠN CẦN DẠY CHO TRẺ

Một điều mà những em bé mới biết đi rất giỏi làm là biến bản thân mình trở nên nhếch nhác, lấm lem chỉ trong vòng “một nốt nhạc”. Con có thể vầy nước, ném đất cát tung tóe hoặc mân mê từng ngóc ngách ở trong nhà...

Tiến sĩ, nhà tâm lý học trẻ em Brett R. Kuhn của Trung tâm Y tế Đại học Nebraska và đồng tác giả của cuốn: “The Toddler Owner's Manual” nói: “May mắn thay, đây cũng là thời điểm hoàn hảo để bạn có thể bắt đầu dạy con về các thói quen vệ sinh lành mạnh.”

Con sẽ không thể thành thục mọi thứ chỉ ngay sau một đêm. Nhưng làm quen với những kỹ năng này có thể giúp con thực hiện tốt những thói quen vệ sinh cá nhân này trong tương lai để bạn không còn phải theo sát con từng bước nữa.

RỬA TAY 

Dạy trẻ rửa tay có lẽ là thói quen vệ sinh quan trọng nhất. Hãy nghĩ đến tất cả các vật dụng và bề mặt bạn sờ chạm trong một ngày. Vậy nên, không còn nghi ngờ gì nữa, rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tật và ngăn chặn sự lan truyền của vi trùng.

Bạn có thể giải thích cho con một cách đơn giản là: “Chúng ta rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng, đó là những thứ có thể khiến mình bị ốm.” Bạn có thể liệt kê cho con biết khoảng thời gian mình cần rửa tay là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi và chơi ngoài trời. Đừng quên là mình nhắc nhở con nhẹ nhàng nhưng thường xuyên để con nhớ được nhé!

Hãy chắc chắn rằng con sử dụng xà phòng và xoa tạo bọt trong vòng ít nhất 20 giây trước khi xả sạch với nước, Thạc sĩ, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Amesh Adalja của Đại học Pittsburgh nói. Một nguyên tắc nhỏ để bạn không phải đếm từng giây một khi rửa tay là cùng với bé hát 2 lần bài “Happy birthday” (Chúc mừng sinh nhật). Bạn cũng có thể giúp cho hoạt động này trở nên hấp dẫn hơn bằng cách sử dụng xà phòng có màu sắc sáng hoặc có mùi trái cây để con thích việc rửa tay hơn.

HO VÀ HẮT HƠI

Có thể bạn không biết nhưng hắt hơi có thể tạo ra một luồng gió đạt vận tốc 160 km/h và truyền khoảng 100.000 vi trùng vào không khí. Các nghiên cứu cũng cho thấy giọt bắn từ hắt hơi và ho thực sự có thể đi xa hơn 200 lần so với dự đoán ban đầu. Do vậy, con cần phải che miệng khi ho và hắt hơi.

Làm mẫu cho con là cách tốt nhất để dạy cho con những kỹ năng này. Bố mẹ có thể nói cho bé biết mình phải làm gì khi hắt hơi và làm cho bé thấy. Chẳng hạn như che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay nếu con không có khăn giấy sẵn đó.

Đừng mong đợi là con có thể thành thạo ngay lập tức những kỹ năng này. Tiến sĩ Kuhn nói: “Thật khó để một đứa trẻ 1 tuổi nhận ra rằng: “Mình sắp hắt hơi/ho và mình cần phải kịp thời che miệng lại.” Nếu con không kịp, bạn có thể nói: “Con gần che miệng được rồi. Giỏi lắm. Lần sau con sẽ làm được.” Khi trẻ 2 tuổi, khả năng phối hợp hoạt động của con sẽ tốt hơn nên bố mẹ cùng con cố gắng nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể để con luyện tập kỹ năng này bằng cách giả vờ một bạn gấu bông bị ho, hắt hơi thì bạn sẽ ấy sẽ làm như thế nào.

MẮT, MŨI, MIỆNG

Vi trùng dễ dàng xâm nhập được vào cơ thể thông qua lớp niêm mạc ở mắt, mũi miệng. Nên bạn đừng quên nhắc nhở con không được chạm vào mắt hay ngoáy mũi nhé!

 VỆ SINH RĂNG MIỆNG 🦷🦷

Nếu lần tới đứa con mới biết đi của bạn cầm lấy bàn chải đánh răng của mình thì bạn đừng vội lấy nó ra khỏi tay con. Mặc dù con có thể cần bạn giúp con đánh răng cho đến khi con khoảng 8 tuổi thì việc để con làm quen sớm với việc đánh răng sẽ con sớm thành thục sau đó. Vì con sẽ không hiểu được rằng đánh răng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Thay vào đó, bạn chỉ cần nói: “Mình đánh răng để giúp nó luôn được trắng khỏe.” Bác sĩ nhi khoa John L. Blake, DDS ở California gợi ý. Bạn cũng có thể để con được chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng để việc đánh răng trở nên thú vị hơn với con.

TẮM GỘI 

Trong một vài năm đầu con bạn chưa thể tự tắm ngay được nhưng điều đó không có nghĩa là con không thể học được những điều cơ bản. Bố mẹ có thể giải thích cho con rằng tắm là một hoạt động rất vui để cơ thể mình được sạch sẽ và vừa làm bạn có thể vừa giải thích cho con. Chẳng hạn, mẹ đang cho sữa tắm vào bông tắm để kỳ cọ bụng của con.” Và sau đó hãy xem xem con có đang bắt chước giống bạn làm không.

Bạn cũng có thể nhờ con gội đầu cho búp bê và sau đó xem liệu con có thể tự mình thực hiện được từng bước một hay không. Chẳng hạn như làm ướt tóc của búp bê hoặc mát xa da đầu sau khi đã xoa dầu gội. Để xả sạch dầu gội đầu, bạn có thể hướng dẫn con nghiêng đầu về một bên nếu con đứng gội hoặc nghiêng đầu về sau nếu mình nằm và nhắm mắt lại.

Như Tiến sĩ Kuhn nói, việc để con được trực tiếp tham gia vào các bước sẽ khiến con có cảm giác là mình có khả năng làm được và sẽ kích thích con làm nhiều hơn nữa, đặc biệt khi kỹ năng vận động của con được nâng cao.

 Dạy trẻ những điều cơ bản về vệ sinh cá nhân đúng cách là rất quan trọng để giúp cho con được khỏe mạnh và sạch sẽ. Dù quá trình ấy có thể mất khá nhiều thời gian để con làm quen từng chút một thì bố mẹ hãy nhớ kiên nhẫn nhé!

Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn:
https://www.verywellfamily.com/teaching-your-child-good-personal-hygiene-620527
https://www.parents.com/health/hygiene/hygiene-basics-for-kids/

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646