Loading Loading

CÓ NÊN LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI CHO BÉ KHÔNG?

Từ trước đến nay, việc dùng que bông và nước muối lấy ráy tai và ngoáy mũi cho bé từ sơ sinh vô cùng phổ biến trong mọi gia đình. Vậy sự thật việc lấy ráy tai và ngoáy mũi này có lợi hay có hại đối với trẻ? Nhưng trước tiên, hãy cùng Mầm Nhỏ xem xem, ráy tai và gỉ mũi, thực chất là gì nhé!

1. RÁY TAI VÀ GỈ MŨI LÀ GÌ?
 Ráy tai: Da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọi là ráy tai. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.
 Gỉ mũi: Gỉ mũi hình thành từ tuyến tiết lỗ chân lông quyện lại, chưa kể do viêm mũi đóng lại. Gỉ mũi giúp ngăn cản bụi và không có giá trị dinh dưỡng.

2. CÓ NÊN LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI CHO BÉ KHÔNG?
Trong trường hợp bình thường, KHÔNG CẦN LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI.
 Lý do 1: Phía trong tai và mũi còn sạch hơn những dụng cụ bạn sử dụng để cố lấy ráy tai vài gỉ mũi ra:
Bạn không tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn gòn 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì các nguy cơ sau:
Đẩy ráy tai vào sâu hơn khi ngoáy bằng que gòn, trầy xướt gây nhiễm trùng gây sưng đau ống tai khi dùng dụng cụ bằng kim loại không vô trùng, rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ dãy giụa do không được cố định đúng tư thế.
Về ngoáy mũi, BS Nguyễn Văn Lộc –Nguyên Phó Giám đốc BV Nhi Trung Ương cho biết, trẻ em thường có nhiều gỉ mũi, đôi khi cứng rắc rất khó lấy ra. Đáng nói là nhiều bà mẹ không biết cách, cứ thế dùng tăm bông chọc, ngoáy vào sâu trong mũi nhằm khêu gỉ cứng ra, khiến bé đau rát, sợ lấy gỉ mũi, thậm chí, làm gỉ mũi càng thụt sâu vào bên trong. Hơn nữa, tăm bông thường có lớp bông rất mỏng, trong khi đó, đầu nhựa lại rất cứng. Nếu lấy gỉ mũi bằng tăm bông, không cẩn trọng có thể làm xước niêm mạc mũi bên trong, thậm chí gây chảy máu mũi. Trên thực tế, nhiều cháu bé bị đỏ ứng niêm mạc mũi, rát rất khó chịu do tăm bông cọ vào.
 Lý do 2: Cơ chế tự làm sạch của tai và mũi ở trẻ:
Theo giáo trình của Trung tâm đào tạo Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, do cấu trúc tai chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ, nên khi nhai các khớp xương hàm tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.
TS.BS Nguyễn Tuyết Xương – Trưởng khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời báo chí về vấn đề này có thông tin, mũi họng của trẻ đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.
Như vậy, tai và mũi của trẻ đều có các cơ chế tự làm sạch, hoàn toàn không cần thiết khi lấy ráy tai và ngoáy mũi cho bé.

3. KHI NÀO NÊN LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI CHO BÉ?
Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng, hoặc do chính bạn vệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn ráy tai sẽ tích tụ nhiều không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai. Những trường hợp này ráy tai phải cần được lấy ra để tránh cảm giác nặng (đầy) tai, hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứa ống tai, hoặc gây giảm thích lực tạm thời do tắc nghẽn hoàn toàn 2 bên ống tai.
Về ngoáy mũi, trong thời tiết lạnh hanh khô như thế này, bé có nhiều gỉ mũi, bên ngoài thường cứng, trong mềm rất khó lấy. Nếu không tìm cách lấy ra, bé sẽ rất khó chịu, khó thở, thở khò khè với đống gỉ mũi to tướng trong mũi.

4. LẤY RÁY TAI VÀ NGOÁY MŨI NHƯ THẾ NÀO?
Khi gặp những trường hợp về tai như ở trên, tại nhà bạn có thể sử dụng dung dịch Clorua natri 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3-5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 đến 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra. Sau đó theo dõi từ 5-7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để lấy hoặc hút ra. Nếu ráy tai rã ra nhiều bạn nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5-7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.
Các mẹ có thể lấy gỉ mũi cho trẻ bằng cách, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi bé, để 1 lúc cho gỉ mềm rồi dùng dụng cụ hút mũi, hoặc có thể dùng miệng hút mạnh cho bé. Nhưng lưu ý hút nhanh, hút từng bên mũi một nếu không bé có thể khó thở do bị miệng người lớn bịt kín. Sau khi hút mạnh, gỉ mũi đã ra ngay gần đầu mũi, lúc này chỉ việc lấy đầu khăn xô vê lại như cái kén, thấm nước ẩm để khều ra hoặc có thể dùng tăm bông thấm ẩm khều ra dễ dàng. Lưu ý là nếu trời lạnh, nên ngâm nước muối trước khi nhỏ cho bé, chỉ ngâm trong nước khoảng 40 – 50 độ C, không nên ngâm quá nóng. Các mẹ nên lấy gỉ mũi cho bé thường xuyên, không nên để vài ba ngày mới lấy một lần, sẽ khiến gỉ mũi cứng lại, càng khó lấy ra hơn.

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646