Loading Loading

RUNG LẮC TRẺ SƠ SINH Ở MỨC ĐỘ NÀO THÌ AN TOÀN?

RUNG LẮC TRẺ SƠ SINH Ở MỨC ĐỘ NÀO THÌ AN TOÀN?

Có nên cho bé nằm nôi rung, ghế rung, võng?
Khi chơi và dỗ dành bé, bố mẹ nên rung lắc bé ở mức độ nào?

Trẻ em dưới 2 tuổi có thể gặp phải những tai nạn nghiêm trọng nếu bé bị tung lên, lắc mạnh hay xoay tròn. Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh thường là xảy ra do rung lắc bé mạnh do tức giận nhưng cũng có thể xảy ra khi vui chơi. Bởi vì đầu trẻ sơ sinh rất nặng, chiếm phần lớn cơ thể và cơ cổ của bé chưa phát triển tốt để hỗ trợ được đầu bé nên dễ bị hội chứng này. Nếu đầu bé bị rung lắc mạnh qua lại có thể khiến não bị sưng tấy, chảy máu, dẫn đến các vấn đề tổn thương thẩn kinh, hỏng thần kinh thị giác và thính giác.

Để đảm bảo bạn không rung lắc bé quá đà khi vui chơi, dỗ dành, bế ẵm bố mẹ hãy tránh đung đưa mạnh người bé mà không đỡ đầu bé hoặc tung bé lên xuống. Không vừa đẩy xe đẩy của bé vừa chạy nếu bé đang nằm trong xe đẩy. Thay vào đó, bạn có thể chơi các trò chơi nhẹ nhàng như “bay” bằng cách đỡ bé an toàn trong tay bạn rồi nhẹ nhàng đẩy bé lướt nhẹ bay.

Khi bé khóc, bạn sẽ muốn bế bé lên và rung lắc để bé nín khóc. Cảm giác được rung lắc nhẹ nhàng sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và ngừng khóc. Tuy nhiên, nếu bé vẫn khóc to hơn, bạn không nên rung mạnh hơn để bé ngừng khóc mà hãy kiên nhẫn đổi tư thế khác như bế bé nằm ngang hoặc bế đứng bé úp vào lưng bạn… Nếu bạn mất bình tĩnh và kiên nhẫn, hãy nhờ người khác dỗ dành bé hoặc để bé nằm an toàn trong nôi và khóc còn bạn thì tìm một góc nào đó để bình tĩnh, thư giãn lại. Đừng cố dỗ bé khi bạn mất bình tĩnh vì bạn có thể sẽ rung lắc bé mạnh khiến bé bị tổn thương.
Ngoài ra, nếu có ai đó cùng chăm sóc bé, hãy thống nhất quan điểm chỉ được rung ẵm bé nhẹ nhàng, không lắc mạnh để đảm bảo an toàn cho bé.

Những sản phẩm như nôi rung, võng có thể rất hợp lí để dỗ bé nín khóc bởi chuyển động rung nhẹ nhàng. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nôi hoặc võng có đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh hay không. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì, một môi trường ngủ an toàn cho bé là trên cũi riêng phẳng, đệm cứng trong phòng bố mẹ, không có chăn, gối, quây cũi hay bất kì đồ vật mềm nào cả. Ở Ấn Độ, nơi những chiếc nôi gỗ, võng được sử dụng phổ biến, các bác sĩ và chuyên gia cho rằng bố mẹ có thể sử dụng an toàn cho bé chỉ cần có các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng nôi rung và võng cho đến khi bé có thể tự lẫy, thường là vào khoảng 3 tháng. Bởi vì khi bé lẫy cộng với nhịp đung đưa của nôi, võng có thể khiến người bé bị ép vào thành nôi, vải võng khiến bé không thở được hoặc khó thở. Những bé lớn hơn có thể bị ngã ra khỏi nôi, võng khi lăn người. Và cuối cùng, việc sử dụng nôi, võng có thể khiến bé thích được đung đưa khi ngủ và đòi hỏi phải đung đưa khi ngủ trong suốt quãng thời gian sau này khi lớn, khó chuyển sang ngủ giường.

Vì vậy, nếu bạn muốn con ngủ nôi/ võng thì hãy đảm bảo:

- Chỉ sử dụng nôi/ võng cho đến khi bé biết lẫy
- Luôn có người giám sát bé khi ngủ
- Đặt bé nằm ngửa để ngủ
- không để bất kì vật mềm nào như chăn, gối, gấu bông và bất kì thứ gì khác trên nôi/ võng
- Chọn võng được làm từ vải mềm, thoáng khí và giặt giũ thường xuyên
- Không đung đưa nôi võng quá mạnh, chỉ nhẹ nhàng như lúc bạn dỗ dành bé

Nguồn tham khảo:
https://www.babycenter.in/.../using-a-rocking-cradle...
https://www.babycenter.in/.../is-it-safe-to-use-a-baby...
http://www.mayoclinic.org/.../basics/symptoms/con-20034461

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646