Loading Loading

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGỦ KHÔNG NƯỚC MẮT

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGỦ KHÔNG NƯỚC MẮT

Ngoài Cry It Out (để con khóc) còn có phương pháp luyện ngủ nào khác không? Ít nước mắt và hòa bình hơn? Có một phương pháp khác gần như đối lập với CIO, đó là luyện ngủ không nước mắt (no tear). Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với phương pháp CIO, hãy thử tìm hiểu phương pháp này.

LUYỆN NGỦ KHÔNG NƯỚC MẮT LÀ GÌ?
Luyện ngủ không nước mắt là khi bé buồn ngủ, bạn nên vỗ về, an ủi, ở bên cạnh bé bé (chứ không phải là cho bé ti hay bế bé đến khi bé ngủ) để bé trấn tĩnh lại và tự ngủ sau đó ra ngoài. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm, bạn lại đến và dỗ dành bé, để bé tự ngủ lại.

QUAN ĐIỂM CỦA KHÔNG NƯỚC MẮT?
Các chuyên gia ủng hộ phương pháp này cho rằng giờ đi ngủ là quãng thời gian tốt nhất để gắn kết giữa cha mẹ và con cái và việc để trẻ khóc một mình sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Tuy nhiên, no tear không có nghĩa là không nước mắt, bé vẫn có thể khóc nhưng bạn sẽ ở bên cạnh, vỗ về bé khi bé khóc.

PHƯƠNG PHÁP NÀY PHÙ HỢP VỚI AI?
Phương pháp này là một phương pháp rất nhẹ nhàng nhưng lại tốn khá nhiều thời gian. Nếu bạn là một người rất sợ nghe con khóc, không thể chịu đựng việc để con khóc một mình thì bạn nên cân nhắc áp dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thời gian, sự kiên nhẫn để có thể theo được phương pháp này đến cùng. Có những bé sẽ cần khoảng 1 tháng, mỗi đêm thức dậy nhiều lần, một lần có thể lên đến hàng tiếng, sau đó mới có thể tự ngủ và ngủ ngon.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY NHƯ THẾ NÀO?
Trước khi áp dụng phương pháp này, bạn cần rèn luyện một thói quen ngủ lành mạnh cho bé. Bạn có thể tham khảo cách rèn luyện thói quen ngủ lành mạnh cho bé của Mầm Nhỏ tại đây: https://www.facebook.com/.../a.550378.../628579730671288/...

Điều quan trọng nhất để phương pháp này thành công là bạn phải cho bé đi ngủ sớm, lúc bé không quá mệt và buồn ngủ thì bé sẽ dễ dàng ngủ hơn. Và bạn phải thiết lập một lịch sinh hoạt tương đối với chu trình trước khi đi ngủ mỗi ngày: tắm, nghe nhạc, massage… để bé có thể dự đoán chuyện gì sắp xảy ra. Và mọi phương pháp luyện ngủ CHỈ NÊN ÁP DỤNG LÚC BÉ ÍT NHẤT TRÊN 4 THÁNG TUỔI (để bé có thể ngủ giấc dài, xuyên đêm và có thể chấp nhận luyện ngủ)

Có nhiều cách khác nhau để áp dụng no tear. Cách phổ biến là cách của Tracy Hogg: bế lên đặt xuống. Bạn hãy đặt bé lên giường để ngủ, nếu bé khóc thì bạn xoa lưng cho bé, vỗ về bé,nếu bé vẫn không nín khóc thì bạn lại bế bé lên, chỉ ôm bé vào lòng chứ không đi lại, rung lắc gì. Tuy nhiên, nếu bé ưỡn người lên, vặn vẹo để thoát ra khỏi tay bạn, bạn hãy đặt bé xuống nhưng vẫn thì thầm và xoa người cho bé. Việc bé ưỡn người, vặn vẹo là bé đang cố gắng ngủ và bạn không có lỗi trong việc đó, hãy để bé cố gắng ngủ.

Khi bé đã bình tĩnh hơn, hãy bế bé lên.Khi bé đã ngừng khóc, chứ không phải khi bé đã ngủ, bạn hãy đặt bé xuống. Nếu bé lại khóc thì bạn lại bế bé lên, cứ như thế cho đến khi nào bé ngủ đi. Việc bế lên đặt xuống này giúp bé hiểu là bạn ở bên cạnh bé, bạn sẽ giúp bé ngủ nhưng bé phải tự ngủ chứ không phải là bạn sẽ ru bé ngủ mà bé sẽ phải tự ngủ. Nếu bạn đặt bé xuống lúc bé đã ngủ, bé sẽ lại nhanh chóng tỉnh lại và không thấy bạn bế, bé lại khóc tiếp. Có những bậc cha mẹ đã phải tiến hành bế lên đặt xuống hàng trăm lần trong đêm. Nhưng theo nhiều cha mẹ cách này là cách hợp lí để giúp bé ngủ, họ vẫn ở bên cạnh bé và không để bé khóc một mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách này, hãy tham khảo cuốn Đọc vị mọi vấn đề của trẻ của Traccy Hogg.

Có một cách khác để áp dụng no tear là cách của Elizabeth Pantley. Với cách này, bạn sẽ đặt bé vào giường khi bé buồn ngủ, nhưng vẫn còn thức. Nếu bé khóc, hãy bế bé lên ngay, đung đưa nhẹ nhàng đến khi bé có vẻ im lặng thì đặt xuống, tay vẫn ôm con, đu đưa nhẹ nhàng thêm vài phút. Nếu bé nằm yên, bạn có thể đi ra. Nhưng nếu bé vẫn khó chịu, đặt tay vòng quanh người bé, thì thầm, rồi đu đưa, vỗ lưng hoặc chạm nhẹ bé cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Nếu bé khó chịu hơn nữa hoặc bé khóc, hãy bế bé lên và đu đưa cho đến khi bé bình tĩnh thì lại đặt ngay bé xuống và lặp lại việc vòng tay, vỗ về và thì thầm với bé là đã đến giờ đi ngủ. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi bé tự ngủ được.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách này, hãy tham khảo cuốn Phương pháp giúp trẻ ngủ ngon giấc của Elizabeth Pantley.

TIPS ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY THÀNH CÔNG
• Thiết lập một thời gian biểu ngủ hàng ngày để giúp bé ngủ đêm dễ hơn. Các giấc ngày cần tương đối đúng giờ để không ảnh hưởng đến giấc đêm của bé.

• Đặt bé lên giường ngủ từ sớm, khoảng từ 6h30 đến 7 giờ. Đừng rơi vào cái bẫy là giữ bé thức để mệt sẽ dễ ngủ hơn. Một đứa bé quá mệt có thể khó đi ngủ hơn. Các chuyên gia cũng có rằng những em bé đi ngủ sớm sẽ ngủ được lâu hơn.

• Thay đổi dần dần, không nên đột ngột. Nếu bé đã quen ngủ muộn, đừng đột nhiên chuyển giờ đi ngủ từ 9h30 sang 7 giờ. Đổi giờ đi ngủ sớm hơn một chút mỗi đêm, từ 9h đến 8h45 rồi 8h30… cho đến khi bé đi ngủ vào giờ có vẻ phù hợp với bé nhất.

• Tìm một chu trình đi ngủ nhẹ nhàng và áp dụng nó hàng ngày cho bé. Ví dụ tắm, đọc sách, nghe nhạc hoặc tắm, massage, đọc sách… tùy thuộc vào gia đình bạn, sau đó đi ngủ đúng giờ mỗi ngày

• Chọn một vài “từ khóa” là dấu hiệu cho trẻ biết đã đến giờ đi ngủ. Đó có thể là từ đơn giản như “suỵt” hoặc một câu đơn giản như “Đến giờ đi ngủ rồi”. Lặp lại âm thanh hoặc câu đó khi bạn đưa bé đi ngủ hoặc quay trở lại giấc ngủ khi bé chợt tỉnh giấc giữa đêm.

• Tạo một không gian ngủ thoải mái cho bé. Một vài bé cần phòng tối và yên lặng hơn những bé khác. Bật một số bài nhạc nhẹ hay âm thanh tự nhiên hay tiếng sóng biển, tiếng ồn trắng có thể giúp bé dễ ngủ hơn. Chắc chắn là bé đã đủ ấm nhưng đừng mặc khiến bé quá nóng.

• Chỉ nên vào phòng khi bạn nghe thấy tiếng bé khóc, còn khi bé ọ ẹ thì cứ để kệ bé. Nếu bạn không chắc chắn là có phải bé khóc, bạn có thể chờ ngoài cửa 1 phút trước khi vào để không làm phiền bé trong trường hợp bé đã ngủ.

PHƯƠNG PHÁP NÀY CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
Phương pháp no tear có vẻ quá nhẹ nhàng nên nhiều người không tin là nó có hiệu quả. Tuy nhiên, không có phương pháp luyện ngủ nào là hiệu quả với tất cả trẻ con, thậm chí là hiệu quả với một trẻ vào tất cả mọi thời điểm. Bạn phải là người hiểu con nhất và áp dụng linh hoạt, nhận ra phương pháp luyện ngủ nào là hiệu quả với bạn.

Những người ủng hộ phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho rằng phương pháp này có thể đòi hỏi thời gian dài hơn bất kì phương pháp luyện ngủ nào nhưng sẽ bớt căng thẳng hơn cho cả bố mẹ và bé.

Elizabeth Pantley viết rằng khi quyết định luyện ngủ, bố mẹ phải chọn giữa thời gian và nước mắt: “Một sự thật phũ phàng rằng chúng ta không thể thay đổi từ việc được ôm ấp, ru ẵm để ngủ (nhưng thức dậy suốt đêm) sang ngủ một mình và thẳng giấc suốt đêm mà không cần một trong hai thứ: thời gian và nước mắt. Về phương diện cá nhân, tôi chọn thời gian”

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646