Loading Loading

NUÔI DƯỠNG CẢM GIÁC NGON MIỆNG VỀ BỮA ĂN CHO TRẺ

NUÔI DƯỠNG CẢM GIÁC NGON MIỆNG VỀ BỮA ĂN CHO TRẺ

Đối với mọi bố mẹ, việc ăn uống của con luôn luôn là điều khiến bố mẹ phải bận tâm chú ý. Bố mẹ lúc nào cũng muốn con phải ăn hết suất, phải ăn đủ bữa, đủ chất. Lúc nào cũng phải đau đáu để con được ăn thứ sạch nhất, ngon nhất và bổ nhất.

Nhưng chúng mình thì nghĩ, những điều mà bố mẹ lo lắng trên cũng đúng thôi nhưng ưu tiên số 1 lại chính là  NIỀM VUI. Chúng mình nghĩ điều mà bố mẹ cố gắng làm tốt nhất để có thể mỗi lần ngồi vào bàn ăn chính là sự hân hoan và thói quen ăn uống lành mạnh của con. Để cùng các con vun đắp niềm vui đó, chúng mình đã có một hành trình dài thật dài quan sát, lắng nghe và tôn trọng các con. Chúng mình cũng nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này của các bố mẹ, nên hôm nay bọn mình sẽ chia sẻ kỹ một chút mong là sẽ giúp được bố mẹ ít nhiều nhé.

KHÔNG “SÙNG BÁI” CÁI GỌI LÀ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM

Mỗi bố mẹ không cần phải quá căng thẳng hoặc ép bản thân mình lựa chọn “cho con ăn dặm kiểu gì”. Bố mẹ hãy đọc những cuốn sách về dinh dưỡng trẻ em ở độ tuổi ăn dặm để tìm hiểu kỹ các thông tin khoa học về dinh dưỡng, về sự phát triển của bộ máy tiêu hóa, về dị ứng thực phẩm, về các cảnh báo, hướng dẫn an toàn… Dựa trên các kiến thức ấy, bố mẹ lựa chọn một cách phù hợp nhất với lịch sinh hoạt của con, với thói quen ăn uống của gia đình, với quỹ thời gian của bố mẹ để tránh những căng thẳng không cần thiết ngay từ khi mới bắt đầu. Chúng mình tin rằng, mọi thứ mình làm vì con, mặc dù tốt, mà không thuận với nếp sinh hoạt của cả nhà, không đúng là những gì bố mẹ vẫn làm hàng ngày thì rất dễ khiến mọi người mệt mỏi, vì thế, “thuận bố, thuận mẹ, thuận con” thì tát biển Đại Tây Dương cũng cạn nhé cả nhà.

 LUÔN CHO CON BIẾT CON ĐƯỢC ĂN GÌ?

Theo như chúng mình quan sát thấy các bạn nhỏ thường thưởng thức một bữa ăn khi “mọi sự đã rồi”, các món chế biến xong xuôi bày biện trên bàn, có bạn lớn rồi bố mẹ vẫn cắt trộn tất cả thức ăn vào bát để xúc bón cho nhanh. Bố mẹ hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện nhiều nhất có thể với con về những món mà con sẽ ăn. Nếu ăn bơ dầm thì hãy để con được cầm quả bơ, được xem mẹ cắt bơ, khi dầm bơ mẹ cho thêm sữa mẹ vào cũng sẽ giới thiệu cho con. Nếu ăn tôm, hãy để con được nhìn thấy con tôm lúc chưa hấp lên, sau rồi hấp lên con tôm sẽ đỏ au, muốn ăn thì phải bóc vỏ ra sao. Lớn thêm thì các bạn sẽ đi chợ cùng mẹ, đi hái rau, nhổ củ ở vườn, hay là cùng mẹ chuẩn bị cho bữa ăn.

Chúng mình thành thực khuyên các bố mẹ nên cho con tham gia vào việc bếp núc cùng mình từ sớm. “Tay làm hàm nhai” mà, khi được tham gia, các bạn ấy sẽ hào hứng và yêu quý bữa ăn của mình hơn rất nhiều. Hãy để con được trở thành một “phụ bếp” hoàn hảo của mẹ, hãy để con được đi chợ cùng mẹ, rửa bát, dọn dẹp bếp gọn gàng. Hãy trò chuyện nhiều hơn với trẻ về các sở thích ăn uống của từng thành viên trong gia đình, để việc ăn uống luôn trở thành một điều thú vị mỗi ngày.

MỌI MÓN ĂN ĐỀU TUYỆT

Mỗi bố mẹ không nên “ám ảnh” việc con phải ăn nhiều, mà bố mẹ hãy chú tâm đến việc con phải ăn ngon. Hãy cố gắng chọn mua những sản phẩm sạch tin cậy nhất, những sản phẩm hữu cơ, organic. Bố mẹ cũng nên hạn chế nhiều nhất việc tảm ướt, chế biến quá kỹ đồ ăn để con được thưởng thức vị đồ ăn nguyên bản nhất có thể, đặc biệt là các loại rau, củ, quả tươi. Không nên để các con nghe thấy bố mẹ phàn nàn, chê bai món này món kia mà bố mẹ hãy thường xuyên khích lệ nhau, và khích lệ con “cái gì cũng nên thử 1 xíu”.

Cuối cùng, nhưng rất quan trọng: NUÔI DƯỠNG CẢM GIÁC ẤM ÁP VỀ BỮA ĂN GIA ĐÌNH 

Bữa ăn tuy có thể đơn giản nhưng phải luôn dư thừa niềm vui, những bữa ăn không có tiếng tivi chương trình thời sự, không có tiếng giục giã, nài nỉ, ép uổng; cũng không có lời phàn nàn, chê trách những chuyện không liên quan tới ẩm thực. Cố gắng để thu xếp thời gian ăn cơm với con cũng là cả một sự nỗ lực cần bỏ công, bỏ sức, chứ đừng cố gắng làm sao để nhanh nhanh chóng chóng cho con ăn trước cho xong bữa hay cho dễ “nhồi” hết bát cơm, bát cháo các bố mẹ nhỉ.

 

Đơn giản vậy thôi, à, và đừng bao giờ quên nói: “Chúc con ngon miệng!” nữa nhé!

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646