Loading Loading

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA TRẺ

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA TRẺ
Làm thế nào khi con hư? Làm thế nào để con nghe lời hơn?... Chúng mình luôn nhận được những câu hỏi như thế mỗi ngày, và chúng mình thường hỏi ngược lại bố mẹ thực sự đã lắng nghe con chưa? Nhưng khi bạn đủ đồng cảm và tôn trọng con, sau đó từ từ tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hành vi sai trái con làm, bạn sẽ biết cách thay đổi hành vi đó và giúp đỡ con trở nên tốt hơn thay vì chỉ biết tập trung vào việc trừng phạt và hậu quả mà con gây ra. Vậy điều gì ảnh hưởng đến những hành vi của trẻ, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 
1. Do lượng giấc ngủ, hoặc do trẻ bị thiếu ngủ
Giấc ngủ là chìa khóa cho một bộ não khỏe mạnh, nhất là với trẻ nhỏ, thời gian ngủ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng với trẻ.
Khi ngủ, não trẻ được phát triển và sẽ tạo ra những kết nối thần kinh mới. Chính vì thế trẻ cần ngủ đủ giấc để duy trì sự kết nối và phát triển đó.
Lên giường đi ngủ sớm là một thói quen tốt giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong vòng 15 phút hoặc ít hơn. Đây là thói quen tốt và cần thiết mà bạn nên giúp trẻ duy trì để có một sức khỏe tốt.
 
2. Thực phẩm, chế độ ăn uống và dị ứng
Thực phẩm trẻ ăn hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của trẻ. Trẻ được ăn các loại thực phẩm toàn phần, hoa quả chưa qua chế biến, rau và thịt tươi thường sẽ có thái độ, hành vi cư xử ít kích động hơn là những bé thường xuyên phải ăn các thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều đường.
Nếu bất chợt thấy con có hành vi quá khích, hãy thử nghĩ xem tuần trước bạn đã cho con ăn gì. Liệu có phải bạn đã cho trẻ ăn ngoài quá nhiều không, thực phẩm trẻ ăn có chứa lượng đường quá mức cho phép không?
 
Việc trẻ ăn khỏe hay yếu, các vấn đề liên về dị ứng thực phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của trẻ. Các yếu tố như: Thuốc nhuộm, đường, gluten, các loại hạt, trứng, cá… chính là thủ phạm có khả năng gây dị ứng cho trẻ.
 
3. Các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao
Được vui chơi bên ngoài trong một môi trường lành mạnh, với các trò chơi tự do là yếu tố không thể thiếu giúp trẻ phát triển tốt, nó không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn giúp giảm thiểu căng thẳng và khiến trẻ hạnh phúc hơn.
 
Chơi đùa trong môi trường xanh còn được chứng minh là giúp trẻ cải thiện sức khỏe, sự tự tin, giải tỏa căng thẳng, nâng cao khả năng sáng tạo và cải thiện kết quả học tập đáng kể.
 
Các hoạt động vui chơi tự do thúc đẩy tính sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ bởi nó giúp trẻ đắm mình trong không gian riêng do chính trẻ tạo ra, từ đó cho phép trẻ nghĩ và chơi theo sở thích mà không phải tuân theo bất cứ nguyên tắc nào của người lớn. Vui chơi bên ngoài còn khiến trẻ tăng tính tò mò và ham muốn khám phá những điều đang diễn ra quanh mình.
 
4. Cảm thấy bị kích động hoặc buồn chán quá mức
Trẻ bị kích động quá mức khi ở chỗ đông người, ở chỗ có nhiều tiếng ồn, sự lộn xộn rất có thể sẽ có những hành vi phản ứng quá khích không mong muốn.
 
Bạn có thể nhận biết xem liệu con có đang bị ức chế hoặc buồn chán quá mức hay không thông qua các thẻ bài cảm xúc, chứa những hình ảnh minh họa các loại cảm xúc khác nhau để nắm bắt xúc cảm của trẻ, nhất là với các bé không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình.
 
Thông thường, những đứa trẻ thấy buồn chán sẽ luôn cảm thấy thiếu động lực và tìm mọi cách để tự làm vui bản thân, hoặc cố tình làm gì đó để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
 
5. Sự ảnh hưởng của các thiết bị hiện đại
Bạn có để ý thấy, mỗi khi bị bắt ngừng chơi điện thoại, xem TV hoặc máy tính bảng, con sẽ gắt gỏng và thậm chí khóc lóc la hét hay không?
 
Trẻ có thể nhanh chóng bị kích động mà không hề ý thức được điều này, dẫn tới việc có những cảm xúc tồi tệ, quá khích và hành vi khó chấp nhận.
 
6. Các thách thức liên quan đến quá trình phát triển của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều có khả năng học tập khác nhau, với tốc độ, tính chất tiếp thu và cách giải quyết tình huống khác nhau, kết luận, giải pháp khác nhau với tốc độ nhanh chậm hoặc bằng so với các bạn đồng trang lứa.
 
Là người lớn, có lẽ chúng ta đều có thể hiểu được sự khác biệt này, tuy nhiên với trẻ nhỏ, điều đó có thể là nguồn cơn khiến trẻ thất vọng, lo lắng, ghen tị, thiếu kiên nhẫn và nhiều hơn thế.
 
Khi trẻ bắt đầu học các bài học về ngôn ngữ và thể chất, cho dù đó là việc tự ăn, cách cầm bút, cách cộng trừ, học bảng chữ cái, màu sắc, cách giao tiếp với mọi người hoặc bất cứ bài học gì, trẻ cũng sẽ có các cảm xúc khác nhau nếu thấy bản thân không thể hiểu hoặc bị thất vọng bởi tốc độ tiếp thu các bài học của mình.
 
7. Gặp khó khăn trong việc hiểu và bộc lộ cảm xúc
Trẻ nhỏ không được lớn lên mà đã có sẵn khả năng hiểu và bộc lộc cảm xúc, hoặc truyền đạt cảm xúc đó với người khác.
 
Trí thông minh cảm xúc là thứ được bồi đắp qua quá trình học tập trau dồi, chứ không phải là bản năng có sẵn ngay từ khi sinh ra. Trẻ chỉ có thể biết cảm xúc của mình là gì bằng cách thực hành và qua những câu chuyện của người lớn liên quan cảm giác tốt, xấu cùng những cảm xúc phức tạp khác.
 
8. Những thay đổi trong cuộc sống
Thay đổi trong cuộc sống sẽ tạo ra những thay đổi trong cảm xúc! Chuyển nhà, bố mẹ ly hôn, có em bé, bị mất người thân, thú cưng, chuyển trường chuyển lớp… đều là những nguyên nhân có thể gây ra sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi của trẻ.
 
Khi bố mẹ quan sát cuộc sống thông qua lăng kính đồng cảm với con, điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt các phản ứng tiêu cực, mà còn cho bố mẹ cơ hội kết nối với con theo cách tích cực nhất có thể, thay vì phạt con ngồi trong phòng một mình, thì một cái ôm, sự an ủi cần thiết sẽ mang đến tác dụng tốt hơn cả.
 
Nguồn tham khảo: The Pragmatic Parents

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646