Loading Loading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON KHÔNG BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON KHÔNG BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG?

Có khá nhiều truyền thuyết liên quan đến việc chân vòng kiềng ở bé khiến các mẹ lo lắng. Có phải do con đứng sớm, đi sớm nên bị vòng kiềng không? Có phải tại bế cắp nách nên chân bé vòng kiềng không? Chăm chỉ nắn chân con từ sơ sinh để đỡ vòng kiềng được không? Câu trả lời là KHÔNG.

Các em bé bị chân vòng kiềng là khi đứng hai bàn chân chạm nhau mà hai đầu gối vẫn cách xa nhau, đó là do tư thế của bé khi nằm trong bụng mẹ. Hầu hết các em bé sinh ra đều có chân vòng kiềng. Bố mẹ thường để ý đến chân vòng kiềng của con nhiều hơn khi con bắt đầu đứng và đi nhưng thực ra thời kì này chân bé đã bắt đầu thẳng hơn rất nhiều so với lúc sơ sinh và tình trạng thẳng dần vẫn còn tiếp tục. Đến 3 tuổi, hầu hết trẻ sẽ không còn bị tình trạng chân vòng kiềng nữa. Khi bé được 7-8 tuổi, chân bé đã có độ thẳng duy trì đến khi trưởng thành.

Một tình trạng nữa cũng khiến bố mẹ lo lắng là khi bé chỉ bị cong ở phần bắp chân bên dưới, khi đứng thì đầu gối sẽ chạm nhau nhưng bàn chân không chạm nhau. Hiện tượng này thường rõ nhất khi bé từ 3 đến 6 tuổi và đa số cũng sẽ tự nhiên biến mất, không cần can thiệp.

 KHI NÀO THÌ CHÂN BÉ VÒNG KIỀNG BẤT THƯỜNG VÀ CẦN ĐI KHÁM?

Chân vòng kiềng là một hiện tượng sẽ biến mất và hiếm khi phải điều trị, can thiệp. Các chuyên gia đều không khuyến cáo bố mẹ sử dụng các loại giày hay nẹp để chữa vòng kiềng cho bé vì việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Việc nắn chân bé hàng ngày nếu bố mẹ cảm thấy thoải mái thì cứ tiếp tục như một hoạt động massage và biện pháp tâm lí cho bố mẹ, chỉ cần đảm bảo nhẹ tay và không khiến bé khó chịu là được.

Một số trường hợp hiếm (dưới !%) trẻ bị chân vòng kiềng do thiếu vitamin D hoặc do bệnh Blount khiến xương bị ảnh hưởng hoặc do những rối loạn về gen. Bạn nên đưa bé đi khám nếu:

Hiện tượng chân vòng kiềng nghiêm trọng hoặc cong bất thường
Bé bị đau đớn
Chân bé chỉ cong một bên
Bé bị thấp hơn nhiều so với tuổi
Sau 2 tuổi mà tình trạng chân vòng kiềng vẫn khá nặng
Sau 7 tuổi mà tình trạng cong bắp chân vẫn khá nặng

Bác sĩ  có thể sẽ cần xét nghiệm máu để xem xét tình trạng vitamin D và chụp X-quang để dự báo nguy cơ bé mắc bệnh Blount.

Nguồn tham khảo:
https://www.healthychildren.org/.../Bowlegs-and-Knock...
https://www.babycenter.com/0_bowlegs_1435105.bc
http://raisingchildren.net.au/articles/bow_legs.html

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646