Loading Loading

LÀM GÌ KHI NGƯỜI KHÁC NHẬN XÉT CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA BẠN?

LÀM GÌ KHI NGƯỜI KHÁC NHẬN XÉT CÁCH NUÔI DẠY CON CỦA BẠN?
Cho dù bạn chọn cách nuôi con như thế nào thì sẽ có lúc bạn nghe được lời nhận xét, đánh giá của người khác. Có người thân chỉ trích về cách nuôi nấng con cái có thể khiến bạn bị tổn thương nhưng ngay cả một lời nhận xét trái chiều từ một người lạ cũng có thể là một sự khó chịu. Thỉnh thoảng, lời khuyên được đưa ra cũng là một viên ngọc quý để mình trân trọng và học cách áp dụng. Nhưng đôi khi việc gạt đi những nhận xét này sang một bên và quên chúng đi lại là cách tốt nhất
 
Điều quan trọng là mình cần tìm ra được những gì mình có thể lắng nghe và những gì mình nên bỏ ngoài tai. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để tự hỏi bản thân mình và giúp mình phân biệt được đâu là lời khuyên hữu ích và đâu đơn thuần chỉ là lời chỉ trích, phê phán cũng như cách mình phản ứng trước những lời khuyên ấy
 
TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MÌNH CÓ ĐANG YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGƯỜI KHÁC?
 
Trước khi bản thân mình cảm thấy nhức nhối về những gì họ nói giống như một sự phê bình, hãy xem xét lại rằng: Mình đã mở ra cuộc đối thoại này khi thực sự đặt câu hỏi cho họ? Hay nó đơn thuần chỉ là một lời khuyên được người đó tự nguyện nói ra? Nếu nó là vế đầu tiên thì hãy chấp nhận sự thật rằng bạn chính là người đã mời họ chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn.
 
Phản ứng lại bằng cách nói một cách rõ ràng bạn cần họ giúp gì
 
Thật sự khó khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ nhưng lại nhận được câu trả lời mà mình không thích. Nhưng hãy cố gắng tránh đổ lỗi cho người khác vì đã đưa ra quan điểm của họ khi bạn hỏi về nó. Cùng với đó, hãy:
 
1. Làm rõ cái mình cần. Thay vì hỏi người thân và bạn bè nghĩ gì thì hãy yêu cầu một cách cụ thể để được hỗ trợ. Bạn có thể nói là: “Con đã quyết định là làm như thế này. Con biết là mẹ có thể không đồng ý, nhưng điều con cần ở mẹ [...] (chỉ là sự lắng nghe, sự động viên/khích lệ, không phán xét…).”
 
2. Nếu bạn hỏi lời khuyên từ người khác thì hãy sẵn sàng đón nhận để nghe nó. Tìm kiếm lời khuyên từ người khác đôi khi đòi hỏi bản thân mình bị “tổn thương” một chút. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể chấp nhận người thân của mình sẽ nói những thứ hơi khó nghe.
 
3. Tìm kiếm người được đào tạo/được học về vấn đề mình quan tâm. Bạn sẽ thấy người thân và bạn bè là những nguồn thông tin tuyệt vời cho những chủ đề khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang bị thiếu sữa mẹ, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ thay vì những người nuôi con bằng sữa công thức.
 
TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MỤC ĐÍCH CỦA HỌ LÀ GÌ?
 
Khi bạn nhận được lời khuyên mà bản thân mình không hề yêu cầu và cảm thấy họ như vắt chanh vào vết thương của mình vậy thì hãy dành cho mình một chút thời gian. Để xem liệu bạn đã hiểu trái tim của người đang dường như phê phán cách nuôi dạy con của bạn. Có phải người đó lên tiếng vì họ thực sự quan tâm đến bạn và gia đình bạn? Người đó đã cố gắng nói lời tôn trọng và đầy yêu thương?
 
Phản ứng lại bằng cách thiết lập rõ ràng mối quan hệ
 
Nếu vậy, bạn có thể muốn kiềm chế sự phòng vệ quá mức của mình. Hãy cân nhắc ý kiến của người đó: Nó có đáng hay không? Áp dụng hay từ chối (nhẹ nhàng) sao cho phù hợp? Do vậy, việc tập trung vào thái độ, tình cảm của người ấy khi đưa ra lời khuyên thay vì chính lời khuyên đó có vẻ là hữu ích.
 
TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: MÌNH CÓ HIỂU RÕ ĐƯỢC NHỮNG ẨN Ý BÊN TRONG HAY KHÔNG?
 
Đôi khi rất dễ mắc sai lầm trong việc hiểu sai lời khuyên của người khác. Chúng ta có thể thêm thắt ý nghĩa hoặc cảm xúc vào câu nói của người “tặng” mà trong khi họ không hề có ý như vậy. Chúng ta nhắc đi nhắc lại trong đầu hình ảnh cách họ đã nói chuyện với mình và thỉnh thoảng là phân tích quá mức những gì họ đã thực sự nói. Điều này lại thường đặc biệt xảy ra trong thế giới công nghệ ngày nay (dòng trạng thái trên facebook, tin nhắn qua điện thoại, email…).
 
Phản ứng lại bằng cách lắng nghe một cách tích cực và đặt những câu hỏi khi cần
 
Lắng nghe tích cực là khi bạn vừa sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ của mình để trả lời họ. Nếu bạn không chắc chắn thì có thể hỏi lại cho rõ: "Ý của chị là như thế nào khi nói [...]? Chị có thể nói rõ hơn một chút được không?" Khi bạn trao đổi rõ ràng, nó sẽ giúp mối quan hệ thêm bền vững hơn thay vì bị tổn hại vì hiểu nhầm ý nhau.
 
Do vậy, nếu bạn đọc được dòng trạng thái trên Facebook và nghĩ rằng: Có liên quan trực tiếp gì đến mình không nhỉ? thì một là bỏ nó qua một bên hoặc tìm kiếm người đó để mình trò chuyện trực tiếp. Bạn có thể thấy nhẹ nhõm hơn nhiều nếu mình biết được câu trả lời chính xác.
 
TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: BÁC SĨ NHI KHOA SẼ NÓI GÌ VỚI MÌNH?
 
Sẽ có một lúc nào đó bạn nhận được những lời khuyên mà mình thấy khác với những gì mình đã đọc và tìm hiểu được từ các bác sĩ trước đó, chẳng như cho con ăn bao nhiêu là đủ, cho con ngủ như thế nào...
 
Phản ứng lại bằng cách không quan tâm hoặc cung cấp thêm thông tin cho họ.
 
Trong những trường hợp này, bạn vẫn có một sự lựa chọn. Bạn có thể “thả nhẹ” một nụ cười và gật đầu, hoặc bạn có thể nhẹ nhàng cung cấp thêm thông tin cho họ. Bạn lựa chọn phương pháp nào thì sẽ còn tùy thuộc và tình huống và con người ở đó.
 
Nhiều khi, những người thân lớn tuổi thường hào hứng đưa ra lời khuyên với những câu như: “Này, ngày xưa khi mẹ chăm chồng con, mẹ thường […]” Bạn có thể trả lời đơn giản: “Thật ạ?” và để họ có cho riêng mình một “khoảng trời” (trong khi tự mình biết rằng những thông tin mình có đã được cập nhật và chính xác hơn). Hoặc bạn có thể trả lời một câu đơn giản như là: Hiện nay các bác sĩ khuyên là […] và con thì thấy thoải mái với việc đó ạ.”
 
 
TỰ HỎI BẢN THÂN RẰNG: LIỆU MÌNH CÓ ĐANG PHÒNG VỆ QUÁ KHÔNG?
 
Cuối cùng, tạm dừng với những suy xét rằng liệu có gì sai trong câu nói của người đó hay không. Mà vấn đề là ở đây là chủ đề nhạy cảm với bạn hoặc bạn thực sự có vấn đề với người đó chứ không phải nằm ở lời khuyên
 
Đôi khi là những ông bố bà mẹ, chúng ta có cơ chế phòng vệ của riêng mình. Chúng ta có thể thất vọng về hành vi của con và vì vậy chúng ta lại càng dựng hàng rào bảo vệ mình cao hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể cảm thấy người thân luôn chỉ trích mình. Và đột nhiên, mọi lời nhận xét lại giống như một con dao găm vào tim mình nhiều hơn.
 
Phản ứng lại bằng một thái độ lắng nghe.
 
Điều này thực sự khó nhưng hãy thử ngồi yên lắng nghe, chỉ lắng nghe mà không phải bận suy nghĩ, phân biệt rạch ròi với cách nuôi dạy con của mình. Và trung thực với suy nghĩ của mình có thể giúp bạn xoa dịu được tình hình. Bạn có thể nói với người thân rằng chủ đề này hơi nhạy cảm với bạn hoặc nói cho họ biết rằng ngay lúc này mình cần nghe lời động viên hơn là những lời khuyên.
 
Bằng cách dành thời gian để suy nghĩ trước khi mình phản ứng, bạn thực sự có thể tìm thấy những điều hữu ích và tránh cho mình những cuộc đối đầu không cần thiết.
 
Và bạn cũng có thể thấy rằng nhiều khi người thân hay thậm chí bạn bè lại chính là những người mà mình khó có thể trao đổi thẳng thắn, rõ ràng vì sợ “mất lòng”. Nhưng hãy nghĩ đến những mối quan hệ thân thiết của bạn, nó bền vững vì bạn sẵn sàng trao đổi cởi mở và khi người đó cũng chịu lắng nghe bạn.
 
Nguồn: Verywell Family

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646