Loading Loading

KHI CON BẠN BỊ BẮT NẠT

KHI CON BẠN BỊ BẮT NẠT

Nếu một ngày bé thủ thỉ với mẹ câu chuyện ở lớp rằng "mẹ ơi con yêu bạn H vì bạn ấy thích cảnh sát, nhưng mà các bạn ở lớp thì hay trêu là cảnh sát em bé chẳng sợ, thế là bạn ấy khóc mẹ ạ". Trong tình huống này bạn sẽ làm gì với con?

Có thể bạn đã và rồi sẽ được nghe con cái mình kể về những câu chuyện như thế khi chúng bắt đầu bước vào năm cuối mẫu giáo, rồi lên tiểu học. Nếu con bạn là đứa trẻ bị bắt nạt, hay đi bắt nạt bạn khác, hay chứng kiến việc bắt nạt ấy bạn sẽ làm gì?

Có một số kỹ năng mà chúng mình có thể dạy bé như một cách để giúp con đối mặt với việc bị bắt nạt hay bị trêu chọc, đó là:

1. DẠY TRẺ DÁM NÓI THẲNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG BIẾT

Về chủ đề này, TS Nguyễn Thị Thu chia sẻ: "Hồi mình học lớp 5 hay lớp 6, có lần mình bị cô giáo gọi lên mắng thậm tệ việc mà mình không làm, lại còn bị nói trước lớp. Khi ấy mình đã dám dũng cảm nói thẳng với cô rằng “Em không thích cô nói em như thế”. Cô sững người lại rồi sau đó đổi giọng đi một chút. Mình nghĩ rằng ít có học sinh nào thời ấy dám nói thẳng với giáo viên điều mình không thích như vậy.
Nhưng trải nghiệm ấy vẫn theo mình đến mãi sau này. Có lẽ trải nghiệm ấy đã giúp mình trở thành một đứa luôn thích nói thẳng ra những gì mình khó chịu, và không bao giờ sợ bị ai đó bắt nạt.

Đến bây giờ khi đã làm mẹ rồi mình thường dạy con đó là khi con khó chịu với việc người khác làm con hãy nói thẳng với họ mong muốn của con. Nếu con bị ai đó trêu chọc, bắt nạt con hãy nói với họ “Tớ không muốn cậu trêu tớ như vậy. Tớ không muốn bị nói như vậy. Tớ không thích nên các cậu dừng lại đi”."

Để rèn cho con cách nói thẳng thì trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, chúng ta nên làm gương trong mọi tình huống khi nói với con điều mình khó chịu về việc con làm “Mẹ không thích con nói như vậy. Mẹ muốn con dừng lại” cũng là một cách để con học hỏi theo.
Đồng thời chúng ta cũng nên dạy con rằng nếu mẹ nói điều gì đó làm con khó chịu trong lúc mẹ mất bình tĩnh thì con hãy nói cho mẹ biết nhé là “Con không thích mẹ nói như vậy đâu. Con không thích mẹ áp đặt con. Con buồn khi nghe mẹ nói như vậy…”.

2. NẾU CON BẠN LÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI SỰ TRÊU CHỌC

Chúng ta từng nghe những câu chuyện khi con bị bạn bè bắt nạt thì bố mẹ đến tận lớp để dằn mặt đám bạn bắt nạt con mình. Chúng ta không nên tán đồng cách làm đó lắm trừ khi bạn đã làm hết mọi cách rồi mà chưa hiệu quả thì mới buộc lòng phải ra mặt. Vì việc con mới chỉ bị trêu chọc mà bố mẹ đã ra mặt thay cho con thì lâu dài không thể nuôi dạy cho con năng lực sống đối mặt với áp lực và khó khăn trong các mối quan hệ khi con lớn lên được.

Vì thế cách bố mẹ đồng hành, ở bên cạnh con, dạy cho con những kỹ năng mềm như ở trên, sẽ khiến con mạnh mẽ hơn. Hãy dạy con nói rằng “Tớ không thích bị trêu như vậy. Thế nên các cậu thôi đi (im đi) để tỏ thái độ.
Rồi các bước tiếp theo sẽ nhờ thêm giáo viên theo dõi và hỗ trợ.

Có thể những đứa trẻ hay bị bạn bè bắt nạt hoặc trêu chọc thường là những em bé nhạy cảm, hoặc sẽ có một sở thích hay đam mê nào đó khác với những đứa trẻ khác. Và tâm lý chung của con người là khi ai đó dễ bị xúc động, dễ bị tổn thương, khác với mọi người thì sẽ dễ trở thành mục tiêu để đám đông tấn công.

Nhưng chúng mình tin rằng theo thời gian, khi con bạn dám nói ra những gì mình nghĩ với người khác, ít nhất con cũng sẽ cảm thấy tự tin rằng “mình đã nói được những gì mình nghĩ” rồi. Còn những bạn thích đi trêu chọc thường cũng sẽ sợ những đứa dám nói thẳng và thể hiện thái độ phản kháng ngay.

3. BIẾT ĐỒNG CẢM VÀ BẢO VỆ NGƯỜI KHÁC

Quay trở lại câu chuyện bạn H cảnh sát, mẹ có thể nói nếu con không muốn bị các bạn trêu con hãy nói thẳng ra với các bạn là “Tớ không thích các bạn nói như vậy” rồi lâu dần họ chán họ chẳng thích trêu nữa đâu.

Con có thể bỏ đi hoặc đừng phản kháng gì thì các bạn chán chẳng thích nói nữa (tất nhiên ở tuổi mầm non hay tiểu học trẻ chưa đủ năng lực tâm lý để làm được điều đó như người lớn).
Nếu H không nói được mà chỉ khóc lúc ấy thì con sẽ bảo các bạn khác là “Các cậu đừng có trêu H nữa” để bảo vệ H.

PS: Dạy con những kỹ năng mềm để chuẩn bị cho tương lai khi đối diện với những khó khăn trong môi trường mới và mối quan hệ xã hội không bao giờ là sớm, và cũng không bao giờ là muộn cả bố mẹ nhỉ.

Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)
Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu - Aki Nguyễn về nội dung bài viết rất hay và thiết thực. Chị cũng chính là tác giả cuốn sách "Kỷ luật mềm của trái tim" và dịch giả của cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" mà Mầm Nhỏ đã từng giới thiệu đấy.

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646