Loading Loading

CON NÔN TRỚ CÓ PHẢI BỊ BỆNH GÌ KHÔNG? VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON BỚT NÔN TRỚ?

CON NÔN TRỚ CÓ PHẢI BỊ BỆNH GÌ KHÔNG?  VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON BỚT NÔN TRỚ?

Nôn trớ là một hiện tượng xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh và dù khiến bố mẹ rất lo lắng và sốt ruột nhưng thường (dù không phải luôn luôn) là một hiện tượng bình thường. Trẻ có thể nôn trớ ngay sau khi bú, cũng có thể 1-2 tiếng sau khi bú. 85% trẻ dưới 1 tháng tuổi nôn trớ và trẻ sẽ nôn trớ nhiều nhất trong giai đoạn 3-4 tháng (khi ăn nhiều hơn, ít bữa hơn, vận động trườn lẫy nhiều hơn), 7-8 tháng. Hầu hết trẻ sẽ ngừng nôn trớ vào khoảng 12 tháng.

VÌ SAO BÉ BỊ NÔN TRỚ?

Trẻ thường dễ dàng và nôn trớ nhiều hơn so với người lớn bởi vì dạ dày của bé khá nhỏ, lại nằm hơi ngang thay vì nằm thẳng như người lớn. Tại điểm nối giữa ống thực quản và dạ dày có một dây thắt nút bên ngoài có tác dụng như một cái cài cửa. Khi dạ dày hơi đầy, dây này thắt lại, đóng nút dạ dày để thức ăn không đi ngược lên trên. Ở trẻ sơ sinh, dây này còn yếu và lỏng lẻo, dạ dày lại nhỏ và nằm ngang nên thức ăn dễ trào lên. Có đôi khi thức ăn trào lên thực quản rồi lại rơi xuống, có đôi khi tràn hẳn lên miệng và ra ngoài.

Bé sẽ nôn trớ nhiều hơn trong các trường hợp sau:

- Bú quá nhiều quá nhanh

- Bú quá cáu kỉnh, vội vã

- Vừa bú vừa chơi

- Mọc răng, bắt đầu bò, bắt đầu ăn dặm

- Mẹ quá nhiều sữa hoặc sữa xuống quá nhanh

- Tuần khủng hoảng

- Nhạy cảm với một thức ăn nào đó mà mẹ đã ăn, được truyền vào sữa mẹ như vitamin, thảo dược, thức ăn lạ, thuốc….

Thông thường nếu bé nôn trớ mà vẫn khỏe mạnh và vui vẻ, tăng cân tốt, số lần đi tè/ ị vẫn trong giới hạn bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng, nôn trớ khi đó thường không phải là biểu hiện của một vấn đề về sức khỏe.

CÁCH ĐỂ GIẢM NÔN TRỚ CHO BÉ

Nguyên tắc để giảm nôn trớ là không để bé bú quá no, quá nhiều hơi vào bụng và rung lắc, khó chịu. Để làm được điều này, bố mẹ chú ý đến các lưu ý sau:

- Cho bé bú thường xuyên, bất kì khi nào bé đói, ăn bữa nhỏ, nhiều lần hơn. Cho bé bú trước khi bé quá đói, cáu kỉnh, mệt mỏi

- Cho bé bú trong yên tĩnh, thư giãn, không chơi đùa, không xao nhãng, không có tiếng động bất ngờ, ánh sáng mạnh…

- Bế đứng bé trong khoảng 20 đến 30 phút sau bú

- Cho bé bú tư thế gần giống như ngồi, thẳng người lên, hạn chế bú nằm

- Da tiếp da với bé thường xuyên, ôm ấp, vỗ về bé nhiều hơn nhất là khi tắm và ngủ để bé thư giãn, thoải mái và bớt cáu kỉnh

- Đảm bảo bé có khớp ngậm đúng: miệng bé ngậm hết phần quầng hồng quanh ngực mẹ để hạn chế nuốt phải nhiều không khí khi bú

- Cho bé bú hết 1 bên rồi mới đổi sang ngực bên kia, nếu bé bú nhiều lần lắt nhắt thì vài cữ bú ở một bên ngực rồi mới chuyển sang ngực bên kia

- Hạn chế bế mạnh, thay đổi tư thế bế bé đột ngột, rung lắc bé mạnh sau khi bú

- Nếu bé đòi bú quá nhiều lần hoặc có vẻ nôn trớ sau mỗi lần bú, hãy thử cho bé dùng ti giả để hạn chế bú quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bé không tăng cân tốt và bú mẹ khó khăn thì không nên dùng ti giả, bé cần phải bú mẹ nhiều hơn.

- Nếu bạn đang cho bé bổ sung vitamin, sắt, flo thì hãy dừng bổ sung lại. Hầu hết các bé bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin.

- Nếu bạn đang dùng thảo dược hay bổ sung vitamin, thử ngừng sử dụng và quan sát xem tình trạng của bé có khá hơn không. Bạn cũng có thể tạm dừng các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như sữa, trứng, bột mì.

- Nếu bé uống thêm sữa bột hoặc ăn thức ăn mới, thử tạm dừng các đồ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ này xem sao.

- Tỉ lệ bé bú mẹ bị nôn trớ ít hơn so với trẻ bú sữa công thức bở vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn, có thể tiêu hóa thành công nhanh gấp đôi sữa công thức, hạn chế nguy cơ bị trào ngược lên.

- Ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú. Bạn có thể bế đứng bé lên, cằm bé chạm vào vai bạn hoặc cho bé ngồi, một tay giữ ngực và cổ bé và vỗ lưng để ợ hơi cho bé.

- Kiểm tra bình sữa của bé xem lỗ trên núm ti có bị quá to hay quá bé không. Nếu núm ti quá to bé sẽ bị ăn quá nhanh, núm ti quá bé thì bé sẽ mút phải nhiều không khí, cả hai đều dẫn đến dễ nôn trớ. Núm ti phù hợp là khi bạn dốc bình sữa xuống, vài giọt sữa sẽ chảy ra sau đó thì dừng lại, không chảy nữa.

- Hạn chế bó buộc phần bụng của bé (nhất là quấn tã). Nên cho bé mặc quần áo lỏng, thoải mái

- Mặc dù lời khuyên cho bé nằm nghiêng lên một góc 30 độ khá phổ biến để hạn chế nôn trớ nhưng những nghiên cứu gần đây vẫn hỗ trợ khuyến cáo này. Tư thế nằm nghiêng 60 độ trong ghế rung có thể làm tăng tình trạng nôn trớ so với tư thế nằm sấp. Địu bé có thể làm giảm nôn trớ

- Các loại thuốc chống trào ngược, đổi sữa bột, làm sữa đặc hơn… không được khuyến khích vì không có tác dụng điều trị

KHI NÀO THÌ NÔN TRỚ TRỞ NÊN BẤT THƯỜNG?

Trẻ thường bị nôn trớ sinh lý mà không cần dùng sức, lượng sữa nôn ra không nhiều. Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nào đó như trào ngược dạ dày thực quản, hẹp dạ dày cần phải điều trị. Nếu bé có những dấu hiệu sau thì có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên đứa bé đi khám:

- Nôn trớ nhiều và thường xuyên, khó chịu khi nôn trớ

- Khó thở, hô hấp kém

- Cáu kỉnh và ngủ ít hơn

- Có vẻ dùng sức khi nôn trớ

- Nôn trớ sớm sau khi bú và lượng sữa bị trớ ra nhiều

- Nôn trớ kèm với dịch màu vàng, xanh, đỏ hoặc màu nâu

Nếu bé có các dấu hiệu sau thì tình trạng trào ngược của bé đã rất nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé vào viện

- Không tăng cân/ tăng cân ít/ giảm cân

- Khó ăn/ từ chối ăn

- Khó nuốt, đau, ho, thở khò khè

- Nằm thường xuyên ngửa cổ lên và ngẹo sang một bên, đây là tư thế có thể giảm bớt đau đớn khi bị trào ngược

Tóm lại, nếu bé nôn trớ vui vẻ thì bố mẹ cũng nên thoải mái tinh thần, chỉ cần chuẩn bị nhiều nhiều khăn xô để vệ sinh là đủ. Nhưng nếu thấy tình trạng nôn trớ có dấu hiệu bất thường thì nên đưa bé đi khám, không nên tự ý dùng thuốc hoặc điều trị. 

 

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646