Loading Loading

CÓ NÊN DÙNG GỐI CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG?

CÓ NÊN DÙNG GỐI CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG?
 
Chúng mình nhận được nhiều thắc mắc của các mẹ về việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối không? Đây là câu hỏi có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh về vấn đề này, vậy hãy cùng với Mầm Nhỏ tìm hiểu về thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
 
Có nên dùng gối cho trẻ sơ sinh?
Theo đó, cột sống của trẻ sơ sinh là đường thẳng, độ cong ở gáy sau cổ vẫn chưa hình thành, khi đặt trẻ sơ sinh nằm thẳng, mặt lưng và mặt sau đầu đều cùng nằm trên một mặt phẳng, hơn nữa phần đầu của trẻ khá to, vai khá hẹp, khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng, bên đầu và bên thân đều cùng nằm trên một mặt phẳng. Do vậy, nếu nằm gối giúp người lớn thấy thoải mái thì chiếc gối lại khiến trẻ sơ sinh khó chịu, nói khác đi, trẻ sơ sinh không cần dùng gối.
 
Không những thế, dùng gối cho trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu cho trẻ sơ sinh nằm gối, sẽ khiến phần đầu của trẻ nhô cao hơn phần cơ thể, phần cổ bị động ép thành một đường cong, kết quả phần đầu nhô cao, phần cằm kề sát gần ngực, hậu quả là hạn chế khả năng hô hấp của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của xương và cột sống.
 
Ngoài ra, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các chất gây dị ứng khác nhau như lông, mạt bụi, và ngủ trên gối có thể dẫn đến nhiều loại phản ứng dị ứng ở bé. Do đó, hầu hết các bác sĩ nhi khoa không chỉ khuyên bạn nên cho bé nằm xuống một mặt phẳng và chắc chắn, mà còn khuyên bạn không nên sử dụng bất kỳ chăn, đệm cũi và gối quá cỡ nào. Cách lý tưởng để giúp bé ngủ là làm cho bé nằm ngửa mà không cần gối.
 
Gối định hình có tác dụng phòng ngừa hội chứng đầu bẹt?
Có nhiều bố mẹ mua gối định hình cho trẻ vì muốn phòng ngừa hội chứng đầu bẹt, điều này là không cần thiết và phản khoa học. Đứng ở góc độ của trẻ, gối định hình chẳng qua là đồ vật trang trí, cho dù các mẹ có kê gối định hình cho trẻ cũng không thể đảm bảo trẻ sẽ nằm yên tại một vị trí.
 
Theo thông tin từ Hiệp hội khoa nhi Mỹ, tư thế ngủ của trẻ có thể ảnh hưởng đến hình dạng hộp sọ, nếu trong một thời gian dài trẻ bị bắt ép nằm yên tại một vị trí, sẽ khiến hộp sọ của trẻ bị biến dạng. Tuy nhiên, quá trình phát triển của hộp sọ rất chậm và kéo dài, nếu trẻ nằm lệch về một bên, 6 tháng sau hộp sọ của trẻ sẽ dần tròn trở lại. Vì thế các mẹ không nên quá lo lắng mà tốn tiền mua các loại gối định hình, gối chống bẹt đầu cho trẻ.
 
Hiệp hội khoa nhi Mỹ đưa ra thêm lời khuyên rằng mỗi khi trẻ ngủ, các mẹ có thể thay đổi vị trí trong lực phần đầu của trẻ, ví dụ cho trẻ nằm nghiêng nhẹ về bên trái hoặc bên phải, khi trẻ tỉnh giấc, mẹ có thể cho trẻ nằm sấp chơi đùa, dựa trên nguyên tắc "nằm ngửa khi ngủ, nằm sấp khi chơi đùa".
 
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ nằm gối?
Trẻ sau 3 tháng tuổi, gáy sau cổ bắt đầu hình thành đường cong sinh lý. Tuy nhiên, lúc này đường cong sinh lý ở gáy sau cổ trẻ vẫn chưa có độ cong lớn, vì vậy, các mẹ có thể dùng khăn gấp lại và kê cho trẻ nằm nhưng không nên trực tiếp kê bên dưới phần lồi mặt sau đầu của trẻ, nên kê thấp xuống bên dưới, gần vị trí cổ trẻ. Khăn chỉ nên dày 1 - 2 cm.
 
Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi, cột sống ngực sẽ xuất hiện đường cong sinh lý, đây là đường cong sinh lý thứ 2, đồng thời phần vai của trẻ sẽ mở rộng, lúc này có thể dùng gối cho trẻ nhưng gối chỉ nên dày từ 3 - 4 cm.
 
Còn theo các chuyên gia về an toàn giấc ngủ của tổ chức The Lullaby Trust (Anh), chỉ nên cho trẻ dùng gối khi trẻ đã trên 12 tháng tuổi: "Để có giấc ngủ an toàn, trẻ sơ sinh chỉ cần một tấm nệm cứng, bằng phẳng. Bất kỳ tiện ích bổ sung nào như đồ chơi hoặc mền, gối hoặc chăn có thể làm tăng nguy cơ tai nạn. Gối có thể dẫn đến nghẹt thở, tiềm ẩn và hạn chế số lượng nhiệt em bé có thể phát ra, có thể dẫn đến quá nóng - một yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS)".
 
Chọn gối cho trẻ ngủ an toàn
- Gối của trẻ nên có đặc tính hút ẩm tốt, thoáng khí, độ đàn hồi thích hợp, tốt nhất nên dùng gối 100% cotton. Chọn loại gối chắc chắn, bằng phẳng, không quá mềm.
- Không nên dùng gối quá cứng, không nên dùng gối định hình cho trẻ, để tránh ảnh hưởng quá trình phát triển của hộp sọ, gối định hình khiến hộp sọ của trẻ bị biến dạng, dẫn đến đầu bẹt hoặc mặt lớn, mặt nhỏ không đồng đều, ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
- Không nên dùng gối được làm từ lông tơ, bởi quá mềm, quá nhẹ, dễ hấp thu bụi, dễ sinh sản ký sinh trùng, khả năng nâng đỡ phần đầu rất kém.
- Ruột gối có thể bổ sung thêm thực vật tự nhiên, không độc hại, không có mùi kì lạ. Ví dụ: vỏ kiều mạch, cỏ bấc đèn, hạt kê... Những loại thực vật này có độ lưu chuyển tốt, không những giúp cố định phần đầu của trẻ mà còn thoáng khí, tuy nhiên những loại thực vật nhét vào ruột gối nên phơi nắng, để tránh hút ẩm mồ hôi nhiều tạo thành nấm mốc.
- Trẻ thường xuyên chảy nước dãi, đổ mồ hôi, nên gối rất nhanh bẩn, các mẹ nên thường xuyên giặt sạch vỏ gối và phơi nắng ruột gối của trẻ.
 
Trên đây là những thông tin mà chúng mình đã tổng hợp được, mong rằng mỗi bố mẹ đã có câu trả lời cho mình về việc có nên cho con nằm gối không nhé.
 
Nguồn tham khảo: Parenting First Cry; Pediatrics

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646