Loading Loading

CÓ NÊN ĐỂ ĐỨA LỚN TRÔNG NOM ĐỨA NHỎ? Câu trả lời là KHÔNG.

CÓ NÊN ĐỂ ĐỨA LỚN TRÔNG NOM ĐỨA NHỎ? Câu trả lời là KHÔNG.
"Tôi để các con tự trông nhau và làm mọi việc, chả có chuyện gì xảy ra cả”. Có thể bạn đúng. Nhưng tôi thường xuyên làm việc ở bệnh viện. Tôi nhìn thấy những đứa trẻ bị bỏng, rơi qua cửa sổ, hóc đồ chơi, nhét đồ vào mũi… thường xuyên. Trẻ không có ác ý gì nhưng chúng rất tò mò, có thể thử nghiệm một số việc khiến bạn dựng tóc gáy. Việc đảm bảo an toàn cho em vượt quá khả năng của những đứa trẻ."

Đây là một bài viết của một nhà tâm lí học người Nga về lí do tại sao các bậc cha mẹ không nên đẩy trách nhiệm trông coi các em bé nhỏ cho anh chị của bé. Thông thường ở các gia đình có hai con trở lên, bố mẹ thường để anh chị lớn trông em nhỏ trong lúc bố mẹ làm gì đó nhưng điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chúng mình đã dịch lại và gửi đến cho các bố mẹ, hi vọng có thể giúp các bố mẹ cân nhắc để có thể đảm bảo an toàn cho bé.

Mọi việc bắt đầu rất đơn giản: “Con để mắt trông em cho mẹ một chút nhé, mẹ sẽ quay lại ngay”. Mẹ quay lại ngay và thấy không có chuyện gì xảy ra. Đứa bé thức dậy và không khóc, anh chị lớn thì tự hào về bản thân mình.

Mọi chuyện đi xa hơn. Khi cả nhà cùng ra công viên, mẹ bảo chị lớn: “Con trông em một chút cho mẹ đi mua cái này nhé” Lần đầu tiên mọi chuyện ok. Nhưng đến lần tiếp theo, có thể mẹ sẽ quay lại và thấy đã có tai nạn xảy ra. Đứa lớn sẽ shock vì những gì vừa xảy ra và không muốn đi công viên nữa.

Trông em khoảng vài phút trong khi mẹ nấu ăn thì ok. Nhưng để con trông em một mình và rời khỏi nhà hơn 5 phút thì không ổn. 5 phút là quá nhiều.

MẶT TRÁI ĐẦU TIÊN CỦA VIỆC ĐỂ ĐỨA LỚN TRÔNG ĐỨA NHỎ LÀ VA CHẠM CÓ THỂ XẢY RA
Một đứa bé 7 tuổi không thể trông nom và bảo vệ một đứa 5 tuổi khỏi nguy hiểm. Thi thoảng những trường hợp chết người có thể xảy ra. Không phải là do trẻ có ác ý gì nhưng chúng vẫn còn rất tò mò nên chúng có thể thử nghiệm những hành động sẽ khiến bạn dựng tóc gáy. Trẻ sẽ sẵn lòng chơi với em rất lâu nếu chúng muốn. Nhưng chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho em là một vấn đề hoàn toàn khác, nhất là khi chúng trông em một cách lơ đãng và không để tâm.

Một đứa trẻ 7 tuổi không thể được xem là người trông trẻ được. Chúng ta phải cân nhắc khả năng thực tế của trẻ. Nếu hai đứa trẻ cách nhau hơn 12 tuổi, đứa lớn có thể là một người trông trẻ chính thức trong trường hợp trẻ đồng ý và được trả tiền.

Một đứa trẻ tuổi teen thường dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động ở trường, cuộc sống cá nhân của chúng và các hoạt động khác. Nếu bạn muốn con bạn trông con hộ bạn giống như một người trông trẻ, thì bạn cần bù đắp cho trẻ khoảng thời gian và công sức mà trẻ đã bỏ ra.

Thông thường, hầu hết những đứa trẻ tuổi teen đã có những việc nhà và trách nhiệm khác ở nhà và trông em có thể là một trong những trách nhiệm này. Nhưng bạn và trẻ cần thống nhất việc trẻ cần dành bao nhiêu thời gian để trông em và trông em những ngày nào trong tuần. Cách này có vẻ ổn hơn là việc trả tiền cho trẻ để trẻ trông em. Bởi vì, sau tất cả, gia đình là những người sống cùng nhau, hỗ trợ nhau và chăm sóc nhau.

Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần nhớ là những đứa lớn không có lỗi gì bởi vì chính bạn là người quyết định có thêm con và không tính trước khả năng cũng như thời gian cần để chăm sóc và trông nom chúng. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của chính cha mẹ.

NHỮNG ĐỨA LỚN CÓ THỂ GIÚP ĐỠ VÀ VUI VẺ TRÔNG EM GIÚP BỐ MẸ, NHƯNG TRÁCH NHIỆM VẪN LÀ CỦA BẠN

Tôi thường xuyên thấy những bậc cha mẹ trách móc đứa lớn về những rắc rối mà đứa nhỏ gặp phải, rằng đó là trách nhiệm của chúng trong khi đứa lớn mới chỉ khoảng 7 tuổi. Trong khi đứa lớn trông đứa nhỏ vài phút, bạn vẫn cần phải để mắt và đảm bảo an toàn cho chúng, chứ không phải là để mặc kệ chúng.

Chúng ta thường xuyên thấy những bà mẹ phải vật lộn để có thể chăm sóc con mình một cách chu đáo, cẩn thận bởi những trải nghiệm buồn trong thời thơ ấu khiến họ tin rằng trẻ em là gánh nặng mà họ không thể dễ dàng vượt qua.

VẬY, BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?
- Tâm lí trẻ thường thích bế em, chơi với em và muốn được bố mẹ tin tưởng như một người anh chị lớn có thể trông em. Tuy nhiên, bố mẹ không bao giờ nên để một đứa trẻ dưới 6 tuổi ở một mình với một đứa trẻ sơ sinh mà không có người lớn ở bên cạnh. Bố mẹ không cần phải nói thẳng thừng ra cho bé biết, từ chối quyết liệt khi bé được đề nghị trông em một mình mà tạo cơ hội để mình luôn có mặt ở đó: "con cứ chơi với em nhé, mẹ nằm đây nghỉ"

- Bố mẹ nên hướng dẫn con cách chơi với em khi có bố mẹ ở bên cạnh, cách bế em, ôm em, chạm vào em, tạo cơ hội cho anh chị em chơi với nhau an toàn, vui vẻ. Nếu bé có hành động không hợp lí như bế xốc em lên..., bố mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở lí do vì sao, không nên quát mắng bé: "Hình như em không thích thế, em bị đau/ khó chịu đấy con ạ" Không nên cấm tuyệt đối bé không được tự ý bế em, chơi với em. Điều này có thể khiến bé có những hành động sai lầm khi bố mẹ không ở gần để mắt.

- Bố mẹ có thể nhờ con trông em cho khoảng 5 phút, với điều kiện bố mẹ ở trong nhà, gần đó và có thể để mắt xem mọi chuyện đang diễn ra như thế nào, can thiệp kịp thời nếu có sự cố

- Nếu bạn có việc cần ra ngoài dù chỉ là đưa một món đồ cho nhà hàng xóm hay mua thứ gì đó, không thể để mắt đến con, không bao giờ để đứa lớn trông đứa nhỏ một mình, hãy nhờ ai đó trông con hoặc mang con đi theo.

Nguồn: https://brightside.me/.../why-older-children-shouldnt-be.../

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646