Loading Loading

CÓ NÊN CHO CON HỌC NGOẠI NGỮ NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ?

CÓ NÊN CHO CON HỌC NGOẠI NGỮ NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ?

Nếu có bất cứ cha mẹ nào đã đặt ra câu hỏi này, đã từng băn khoăn liệu có nên dạy con ngoại ngữ từ sớm thì câu trả lời là: Có, bạn nên cho con tiếp cận với ngoại ngữ ngay từ khi con còn nhỏ. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc học ngoại ngữ sẽ ngày càng khó khi bạn nhiều tuổi hơn. Nhưng với trẻ trong khoảng từ 0 đến 3 tuổi lại tiếp nhận thông tin mới rất nhanh nhạy. Tất nhiên, bố mẹ cũng có thể cho bé học ngoại ngữ về sau này nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Sự thật là trẻ sẽ hơi bỡ ngỡ một chút khi bắt đầu, vì chúng phải nhớ tới 2 từ cho cùng một sự vật, sự việc hoặc chúng phải sử dụng những ngôn ngữ khác nhau khi nói chuyện với những người khác. Trẻ nhỏ có thể học nhiều ngôn ngữ để học được những thứ giao thoa giữa các ngôn ngữ đó. Đôi khi để tiếp cận với ngôn ngữ thứ 2 trẻ sẽ im lặng một thời gian nhưng đây cũng là điều bình thường để trẻ tập trung nghe hiểu ngôn ngữ đó. Điều này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một năm, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng để trẻ thành thạo một ngôn ngữ có thể mất từ năm đến bảy năm. Tuy nhiên, lợi thế của những trẻ biết hai ngôn ngữ là chúng có thể suy nghĩ linh hoạt hơn vì chúng có thể chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ như một thói quen.

Những lợi ích đối với trẻ biết ngoại ngữ

Để tiếp thêm một chút động lực cho các bố mẹ bắt đầu học ngoại ngữ cùng con, dưới đây Mầm Nhỏ xin đưa ra một số lợi ích to đùng của việc học ngoại ngữ sớm cho trẻ để bố mẹ tham khảo nhé.:

   - Trẻ có khả năng giao tiếp với nhiều người hơn và đương nhiên là trẻ sẽ tự tin và cởi mở hơn khi nói chuyện với những người bạn ngoại quốc rồi.                                 

  - Cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai hơn cho trẻ khi trẻ biết nhiều ngôn ngữ.

  - Dễ dàng tiếp nhận và học thêm những ngôn ngữ khác trong tương lai. Khi trẻ đã học được một thứ tiếng khác thì việc học một ngôn ngữ thứ 3 sẽ dễ dàng hơn nữa.

  - Có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau (qua phim ảnh, văn học, âm nhạc, văn hóa)

  - Tăng khả năng tập trung cho trẻ vì từ nhỏ trẻ đã thường xuyên luyện khả năng tập trung để lắng nghe điều người khác nói.

Làm sao để giúp con bắt đầu học một ngôn ngữ mới?

1. Hãy bắt đầu ngay.

Trong giai đoạn trẻ từ 2 đến 3 tuổi, trẻ sẽ học thêm được rất nhiều từ vựng, trẻ còn có thể nhận ra được các mẫu giọng nói mà chúng đã được nghe từ khi sinh ra. Bạn càng giới thiệu một ngoại ngữ sớm cho con thì con càng dễ tiếp nhận những âm thanh độc đáo của nó. Khả năng nghe các cách phát âm ngữ âm khác nhau được phát huy mạnh nhất trước khi trẻ 3 tuổi và chúng ta sẽ mất khả năng nghe và bắt chước theo một số âm thanh nhất định nếu chúng ta không tiếp xúc với chúng từ sớm. Vì vậy, bố mẹ chỉ đơn giản cần cho con nghe nhạc hoặc học một vài từ vựng sẽ cung cấp cho con những kiến thức cần thiết để có thể học tốt nó sau này.

2. Tạo một môi trường học tập.

Cách nhanh nhất để trẻ tiếp nhận một ngôn ngữ nào đó, đó là tạo môi trường tiếp xúc thường xuyên cho trẻ. Điều đó giúp trẻ  bắt chước âm thanh và giọng một cách tự nhiên nhất. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi thích bắt chước những gì chúng nghe được và chẳng mấy chốc chúng sẽ bắt đầu hiểu nghĩa của các từ và cụm từ ngắn.

3. Dạy con một từ tại một thời điểm. 

Nếu bạn không muốn thực hiện những bài học chính thức, bạn có thể giới thiệu những  điều cơ bản cho con bằng một ngôn ngữ khác. Bạn có thể chỉ cho con một sự vật, hiện tượng có hai tên, một bằng ngôn ngữ này và một bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ: khi con nói “kem”, bạn hãy nói “ice-cream”, con sẽ hiểu là chúng có nghĩa tương tự. Cách này sẽ giúp con tiếp cận được với ngôn ngữ thứ hai mặc dù chúng ta không nên kỳ vọng con sẽ trò chuyện trôi chảy bằng ngôn ngữ đó mà chỉ cần học từ thôi.

Một số phương pháp đã được áp dụng rộng rãi để dạy ngoại ngữ cho trẻ là: 

1. Mỗi người một ngôn ngữ.

Phương pháp này thường được áp dụng trong những gia đình có bố mẹ là hai người khác quốc tịch. Họ sẽ áp dụng phương pháp bố nói một ngôn ngữ và mẹ nói một ngôn ngữ với con. Trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ phù hợp để nói chuyện với bố hoặc mẹ. Với gia đình người Việt, bố mẹ đôi khi cũng có thể linh hoạt áp dụng phương pháp này. Ví dụ, cả nhà thường nói chuyện bằng tiếng việt nhưng đôi khi có thể thay đổi bằng cách nói “hôm nay bố/mẹ sẽ nói chuyện với con bằng tiếng Anh nhé!”

2. Thời gian và địa điểm

Tên phương pháp đã giúp bố mẹ có thể dễ dàng hình dung ra cách áp dụng rồi đúng không? Với phương pháp này, trong gia đình có thể thiết lập riêng với nhau một khoảng thời gian hoặc một nơi chốn mà tại đó hoặc vào lúc đó cả nhà sẽ cùng nhau nói một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ để. Chắc chắn là cả nhà sẽ có nhiều khoảng thời gian vui vẻ và thú vị khi áp dụng phương pháp này.

3. Đọc sách song ngữ cho con.

 Mầm Nhỏ vẫn luôn khuyến khích các bố mẹ hãy  thường xuyên đọc sách cho con. Và đọc những cuốn sách song ngữ cũng là một cách rất tốt để dạy con học ngoại ngữ các bố mẹ ạ. Có thể bắt đầu từ những cuốn sách dạy từ vựng theo chủ đề. Bố mẹ vừa đọc tiếng Việt và tiếng Anh song song cho con. Như vậy, con cũng sẽ tích lũy được cho mình một khối lượng từ vựng kha khá đó.

Với những phương pháp nêu trên các bố mẹ có thể áp dụng một cách riêng rẽ nhưng cũng có thể kết hợp nhiều cách cùng một lúc, miễn là điều đó phù hợp và khiến các bạn cảm thấy hứng thú.

Nguồn tham khảo: Fluentin3months; Childmind; Parents

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646