Loading Loading

9 CÁCH HAY GIÚP CON TRẢI NGHIỆM LÒNG BIẾT ƠN

9 CÁCH HAY GIÚP CON TRẢI NGHIỆM LÒNG BIẾT ƠN

Càng về cuối tháng, không khí đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 càng trở nên rạo rực hơn bao giờ hết. Khắp các phố phường, ngõ nhỏ đâu đâu cũng ngập tràn sắc hoa khoe thắm, băng rôn,... Đây luôn là một dịp đặc biệt để bố mẹ cùng chia sẻ với con về quãng thời gian đi học của mình, kể những câu chuyện cu cũ khi “bố mẹ bằng con bây giờ”, và đừng quên trải nghiệm với con về lòng biết ơn, bởi đó luôn là đức tính đối nhân xử thế quan trọng bậc nhất khi dạy con làm người!

Chúng ta có thể đưa con về trường xưa, thăm các thầy cô giáo cũ của bố mẹ, cùng con chuẩn bị quà tặng cho giáo viên... Còn với Mầm Nhỏ, chúng mình có 9 mục xinh xinh để bố mẹ và con cùng “thực hành” lòng biết ơn không chỉ những ngày này, mà thành thói quen mãi về sau nhé!

NÓI LỜI CẢM ƠN

Khuyến khích con nói lời “cảm ơn” với mọi người xung quanh thường xuyên chính là cách đơn giản nhất để con trải nghiệm lòng biết ơn. Đó có thể là lời cảm ơn bác lái xe hàng ngày đưa con đi học, cảm ơn mẹ làm bánh cho mình ăn, cảm ơn thầy cô sau mỗi tiết học,... Và khi con nói lời “cảm ơn” bố mẹ hãy khen con: “Con làm tốt lắm” để trẻ có động lực nói điều đó nhiều hơn.

ĐẶT CÂU HỎI VỀ LỜI CẢM ƠN

Theo nghiên cứu trong dự án Nuôi dạy trẻ em lòng biết ơn của trường UNC Chapel Hill (Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill) tiết lộ rằng, lòng biết ơn gồm có 4 phần: Ghi nhớ (nhận ra những điều cần biết ơn) - Suy nghĩ (suy nghĩ về lí do tại sao lại nhận được điều đó) – Cảm nhận (những cảm xúc trải qua khi nhận được thứ được ban tặng) – Làm (đưa sự cảm nhận đó vào hành động).

Trên thực tế, đa số bố mẹ chỉ khuyến khích con nói lời “cảm ơn” hoặc thực hiện hành động cảm ơn người khác như tặng quà, hay giúp đỡ lại họ mà không hề hỏi đặt câu hỏi xung quanh điều đó. Các nhà nghiên cứu của UNC cho rằng đây sẽ là một thiếu sót rất lớn trong việc nuôi dưỡng lòng biết ơn cho con.

Bố mẹ có thể hỏi con: “Con biết tại sao cô lại cho con phiếu bé ngoan không?”, “Con có thấy vui khi nhận món quà này không? Điều gì làm con thấy cảm hạnh phúc khi nhận nó?’’... Qua đây con sẽ suy nghĩ và cảm nhận nhiều hơn về điều mà mình nhận được. Bên cạnh đó, những câu hỏi này còn giúp con thấy trân trọng và biết ơn nhiều hơn về mọi thứ.

LÀM GƯƠNG CHO TRẺ

Bất cứ việc nào cũng thế, nếu người lớn không làm gương thì thật khó để trẻ có thể nghe lời và làm theo. Bởi trẻ con luôn học hỏi tốt nhất thông qua việc bắt chước hành động của người lớn.

Trong cuộc sống hàng ngày, có vô vàn tình huống thiết thực cho bố mẹ thể hiện lòng biết ơn với người khác để trẻ học theo. Chẳng hạn như cảm ơn người phục vụ bàn, bác tài xế taxi, người giao hàng, cảm ơn cô giáo đã dạy con nhiều bài học bổ ích... Khi trẻ thấy bố mẹ luôn bày tỏ lời cảm ơn chân thành với mọi người xung quanh chúng sẽ có xu hướng làm theo như vậy.

KHÔNG NÊN ĐÁP ỨNG MỌI YÊU CẦU CỦA TRẺ

Có phụ huynh từng nói “Chúng ta càng cho con nhiều thì con càng không biết trân trọng nó”. Vì thế, nếu trẻ đòi ăn kẹo, bim bim hay đồ chơi mới bố mẹ hãy khoan chiều theo ý trẻ. Tất nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta từ chối mua cho con bất cứ thứ gì ngoài thứ cần thiết. Thế nhưng, việc đáp ứng yêu cầu của trẻ dễ dàng sẽ vô tình làm “loãng” sự biết ơn và trẻ không thấy quý trọng hoặc tôn trọng nó nữa.

Bên cạnh đó, đôi khi bố mẹ cũng cần nói “không” với những yêu cầu của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ học được tính kiên nhẫn, chờ đợi thứ mình muốn và thấy trân trọng, biết ơn hơn về điều đó.

KHUYẾN KHÍCH CON GIÚP ĐỠ

Không phải tự dưng Phật lại có câu “hãy học cách cho đi trước khi nhận về”, câu nói này thực sự rất phù hợp để bố mẹ áp dụng trong việc cho trẻ trải nghiệm lòng biết ơn. Tùy thuộc vào độ tuổi sẽ có những trải nghiệm khác nhau để trẻ giúp đỡ người khác.

Chẳng hạn như ở độ tuổi mầm non, con chưa biết nhiều, bố mẹ hãy minh họa bằng tình huống cụ thể như: “Con đang có một chiếc bánh rất to và xung quanh con đang có rất nhiều bạn thì con nên chia bánh cho mọi người ăn”. Hoặc thấy người đi đường làm rơi đồ con hãy giúp họ nhặt chúng lên. Còn ở nhà con có thể giúp bố mẹ sắp bàn ăn, gấp quần áo,…

Đối với trẻ lớn hơn khi nhận thức của con đã phát triển, bố mẹ cần dạy con những hành động thiết thực hơn như giúp đỡ các bạn học trong lớp, người qua đường, ông bà,... Đặc biệt ở giai đoạn này, bố mẹ nên dạy con cả cách chia sẻ với mọi người xung quanh. Đó có thể là cùng đọc chung một cuốn sách, hay quyên góp quần áo cho những bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn.

DUY TRÌ THÓI QUEN CẢM ƠN/BIẾT ƠN

Nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Tâm lý tích cực cho biết, những người duy trì thói quen biết ơn thường sẽ sống hạnh phúc hơn và có nhiều hy vọng hơn trong cuộc sống. Như vậy, lòng biết ơn là một yếu tố tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống.

Rõ ràng việc duy trì thói quen biết ơn cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ giúp con bạn có một tuổi thơ hạnh phúc để sau này lớn lên chúng sẽ suy ngẫm nhiều hơn về điều đó. Bố mẹ có thể cùng trẻ hình thành thói quen này bằng cách vẽ hoặc ghi những điều chúng thấy biết ơn vào cuốn sổ nhật ký. Vào cuối tuần, cả nhà hãy cùng đọc to và ôn lại mọi thứ con ghi trong sổ.

CHIA SẺ LÒNG BIẾT ƠN DÀI LÂU

Bố mẹ hãy khuyến khích con luôn nhớ ơn những người đã từng giúp đỡ mình từ ông bà, anh chị, hàng xóm đến bác lái xe, thầy cô giáo, nói lời cảm ơn khi họ giúp đỡ con, cũng như gửi quà tặng chân thành bất cứ khi nào có thể. Nhờ đó con sẽ biết cách yêu thương, trân trọng những điều mà người khác làm cho mình dù nhỏ hay to.

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNG

Với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ có thể cho con tham gia các chương trình giúp đỡ cộng đồng. Đó có thể là việc quyên góp đồ chưa dùng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, quyên góp sách truyện cho các bạn miền núi... Việc giúp đỡ này sẽ nhắc con phải biết ơn những thứ mình đang có.

TẶNG QUÀ

Khuyến khích con bạn tặng quà cho người đã đối tốt với mình cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn. Đặc biệt tới đây thôi là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bố mẹ có thể gợi ý cho con làm một món quà đặc biệt nào đó như làm thiệp, vẽ tranh, viết thư... để bày tỏ lòng biết ơn của con đối với thầy cô.

NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

Và như chúng ta thường nói, người thầy đầu tiên đầu tiên của con người chính là Trái Đất và thiên nhiên, dạy con người ta những điều sơ khai, giản dị nhất mà dù có đi suốt cuộc đời này cũng chẳng thể nào tìm kiếm được. Và để gửi lời tri ân sâu sắc tới “người thầy đầu tiên” đó, sắp tới Làng Háo Hức (https://www.langhaohuc.vn/) sẽ có chuỗi trại trải nghiệm để khám phá cách sống xanh, thân thiện với môi trường. Nhờ đó các bạn sẽ biết trân trọng và bảo vệ môi trường xung quanh hơn.

Mặc dù lòng biết ơn nên tự phát, thế nhưng, việc biến lòng biết ơn trở thành một trải nghiệm hàng ngày sẽ giúp trẻ biết yêu thương, trân trọng những thứ chúng đang có. Bạn hãy kiên nhẫn dạy con bạn từng ngày và trở thành một tấm gương tốt để con noi theo nhé

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646